Có sếp mới – Cách bắt đầu một mối quan hệ mới

Tích cực bắt đầu một mối quan hệ mới


Bạn không đòi hỏi, bạn không dự định, bạn có thể thích hoặc không thích, thì sếp cũ vẫn phải rời đi và sếp mới sẽ tới. Vậy điều gì sẽ xảy ra đây? Bạn có cần phải thay đổi công việc? Hay đây là cơ hội tốt để tạo ấn tượng với sếp mới để từ đó thay đổi cả định hướng nghề nghiệp?

Nhiều người trong tình huống này đã quyết định chẳng thay đổi gì cả. Tuy nhiên, một người sếp mới tất nhiên sẽ có những quan điểm khác và phong cách quản lý khác. Tình thế bây giờ đã thay đổi: Nếu bạn vẫn làm việc như trước, có thể bạn phải đối mặt với khó khăn đây.

Bạn cần chấp nhận rằng đây là cơ hội tuyệt vời để tạo ấn tượng đầu tiên với sếp. Và bạn cũng cần phải biết mình nên làm gì, làm thế nào và tránh xa những vấn đề gì. Nói chung không cần quá đề cao hay hạ thấp sếp mới mà phải tìm ra phương pháp cân bằng và thích hợp hơn.

Trong bài này, bạn sẽ tìm hiểu đâu là điều quan trọng khi có sếp mới và phải học cái gì để đóng góp tích cực và hiệu quả cho cả bạn và sếp.

Cùng nhận diện “ma mới”

Trong một vài tình huống, sếp mới có thể là một người mới và bạn cũng hoàn toàn xa lạ với sếp. Điều đó cũng giống như khi mới bắt đầu công việc hiện tại, bạn cũng phải làm việc tích cực để tạo được ấn tượng tích cực và chứng tỏ năng lực bản thân vậy.

Việc bạn có làm việc ăn rơ với sếp cũ hay không không còn là vấn đề nữa. Giờ là lúc bạn phải xây dựng mối quan hệ với sếp mới. Có thể mọi việc sẽ khác nên phải chuẩn bị tâm lý thay đổi cách làm việc và dự phòng khoảng 3 tháng điều chỉnh sao cho qua giai đoạn đó, bạn và sếp mới có thể cùng ăn rơ và quen việc với nhau.

Tiểu sử của sếp mới

Tiểu sử của sếp có thể rất phong phú, ví dụ như sếp được thăng chức từ một thành viên trong nhóm hoặc trong công ty. Sếp cũng có thể đã từng giữ chức vụ tương tự hoặc một chức vụ hoàn toàn khác ở một công ty khác. Từ đó dẫn tới 3 khả năng:

1.       Sếp hiểu rằng anh ta/cô ta không biết nhiều về công việc của bạn, và sếp phải nhờ bạn giúp đỡ

2.       Sếp tưởng mình đã biết rõ công việc của bạn nhưng lại không phải vậy. Sếp cần có bạn giúp nhưng lại không biết điều đó. Mục tiêu của bạn là phải đào tạo cho sếp một cách khéo léo, cẩn trọng và hiệu quả

3.       Sếp mới hiểu rõ công việc của bạn đang làm, do đó bạn nên tập trung vào khía cạnh xây dựng mối quan hệ công việc với sếp.

Dù cho sếp có biết rõ công việc của bạn,  bạn cũng không thể nào giao tiếp với sếp mới như cách vẫn làm với sếp cũ được. Có thể, sếp cũ hiểu chính xác mọi ngóc ngách công việc của bạn vì đó là công việc sếp đã từng làm trước kia. Nhưng nếu sếp mới có nền tàng quản lý rộng hơn, sếp mới sẽ không thể nào hiểu chi tiết để quản lý từng công việc một và không thể đưa ra lời khuyên trên các vấn đề đặc thù (đặc biệt đúng khi bạn đang giữ vai trò kỹ thuật viên). Mặt khác, đây cũng là cơ hội đáng giá để chấp nhận mức độ trách nhiệm mới, từ đó trải nghiệm mới.

Thiết lập mối quan hệ hiệu quả.

Để quản lý mối quan hệ với sếp mới, trước tiên bạn phải học cách nhấp nhận nó. Có thể bạn đã từng trông đợi một ứng cử viên khác cho vị trí này (có thể là bạn), bạn cũng phải chấp nhận rằng công ty đã chọn người đó và bạn phải làm việc với họ. (Nếu bạn đang tranh đấu cho công việc này và giả sử sếp mới lại là đồng nghiệp cũ, đừng quá bực tức vì không giành được chức vụ này và tỏ ra thiếu tôn trọng sếp mới. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ gây ra mâu thuẫn và dẫn tới thất bại thôi).

Tuy vậy, không phải phần nào của tình huống cũng được áp dụng như nhau. Bạn chỉ cần xử lý một mối quan hệ với sếp mới trong khi đó sếp phải xử lý mối qua hệ với mọi người trong nhóm. Tuy nhiên, bạn nên đặt ưu tiên hàng đầu để đầu tư xây dựng mối quan hệ này vì sếp mới chính là người gác cổng có thể cho phép, hoặc từ chối bạn tiếp cận một vài thứ có ảnh hưởng tới sự thỏa mãn trong công việc.

Bài viết “Quản lý sếp” sẽ thảo luận thêm về những tình huống và cách điều chỉnh để đối phó với điểm yếu của sếp.

Gợi ý:

Giúp đỡ sếp nhiệt tình nhưng cùng đừng nên vồ vập quá. Thái độ quá niềm nở có thể khiến sếp và đồng nghiệp bị quấy rầy đó. Bạn nên sẵn lòng giúp đỡ và đánh giá cách sếp phản ứng với sự giúp đỡ của mình như thế nào, từ đó củng cố mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Giúp sếp mới đạt được thành công.

Trong vài trò mới, sếp có thể đặt mục tiêu trong vài tuần hoặc vài tháng tới để chứng minh với cấp cao hơn về khả năng thực hiện của sếp.

Và đây là một vài suy nghĩ của sếp để bạn có thể tận dụng và tạo ấn tượng tốt đẹp:

  • Xây dựng năng lực và học hỏi vai trò mới: Gồm cả xử lý thông tin quá tải và tạo ra kế hoạch học tập
  • Học hỏi và hiểu về thành viên của nóm: Không chỉ tiếp cận tìm hiểu mà phải tìm ra thành viên có vai trò chủ chốt.
  • Tạo ra các thắng lợi nhỏ để thiết lập uy tín: Uy tín có thể đến từ việc tập trung vào những kết quả có ý nghĩa quan trọng với cấp cao hơn và liên kết chúng với mục tiêu kinh doanh lâu dài.

Những đối thoại cần thiết với sếp mới

Đây là những thứ mà bạn và sếp mới cần tìm hiểu và đồng ý với nhau. Những cuộc đối thoại kiểu này có thể diễn ra tình cờ tại hành lang làm việc hoặc trong phòng làm việc của sếp hoặc nơi nào cũng được. Sử dụng những viện dẫn cá nhân mang tính chung chung và tương đồng để trò chuyện:

  • Xem thử sếp đánh giá tình hình mới ra sao: Tìm cách biết được sếp đánh giá tình hình hiện tại ra sao, ví dụ: sếp có nghĩ rằng mục tiêu cần thiết hiện nay là duy trì các vị trí chủ chốt hay sa thải những người làm việc không tốt. Không cần thiết phải đồng ý hay phản đối, nhưng bạn phải biết.
  • Tìm hiểu nguyện vọng và kỳ vòng của sếp. Sếp muốn gì từ bạn trong hiện tại và lâu dài? Thành công của bạn được đo đạc ra sao? Nếu bạn hiểu được cách giúp sếp đạt được thành công, bạn sẽ tạo được mối liên hệ với kỳ vọng của sếp.
  • Tìm hiểu phong cách làm việc của sếp: Cách làm một việc cũng quan trọng như công việc phải làm. Bạn có phong cách làm việc ưa thích, sếp cũng vậy. Tìm hiểu xem sếp thích quản lý như thế nào và chỉ cho sếp thấy bạn thích làm việc ra sao. Từ đó tạo cơ hội cho cả hại cùng đạt được nhiều hơn, công tác nhiều hơn và giúp cho sự nghiệp cả 2 thành công.
  • Tìm hiểu nguồn lực hiện hữu: Nếu bạn cần thêm nguồn lực hoặc giữ lại những gì đang có, nên nói cho sếp biết.
  • Thiết lập cơ hội phát triển cá nhân: Đây là một cơ hội đem lại lợi ích chung. Hãy yêu cầu nếu bạn có thể đóng góp vào hoạt động cụ thể giúp phát triển con đường nghề nghiệp của mình.

Nên chuẩn bị kỹ trước khi bắt đầu thảo luận. Ví dụ: hãy thiết lập sẵn uy tín của bản thân trước khi bắt đầu thảo luận với sếp về cơ hội phát triển cá nhân.

Điểm cốt lõi:

Cả sếp mới và bạn sẽ đều trải qua một giai đoạn điều chỉnh nhất định trước khi làm việc ăn rơ với nhau, ở đây là 3 tháng. Đây là giai đoạn cực kì quan trọng để xây dựng mối quan hệ tích cực và mạnh mẽ với cấp trên. Tùy vào vị trí và năng lực của sếp, bạn có thể tìm cơ hội để hướng dẫn sếp vài thứ trong tổ chức trong đó nói sơ về vai trò của bạn trong công ty. Bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công nếu làm theo hướng dẫn của 15phut.vn.

15 phút sưu tầm và biên tập.

Comments

comments

One thought on “Có sếp mới – Cách bắt đầu một mối quan hệ mới

  1. Linda says:

    Mình có kinh nghiệm về chuyện này. Tốt nhất là công ty nên tổ chức đi đâu đó chơi như vậy sếp và nhân viên dễ hòa đồng hơn.
    1 ngày 15 phút để trao dồi thêm 1 kỹ năng, ý tưởng này rất hay. Thank 15 phút

Leave a Reply

error: Content is protected !!