Các phương pháp cải thiện trí nhớ, ghi nhớ

Không nên bực tức khi bạn không thể nhớ ra. Cố gắng nhớ và lưu giữ lại thông tin.


Đây là một tình huống rất phổ biến – bạn gặp một người mới và chỉ vài giây sau đó đã quên tên của họ! Tên, mật khẩu, mã số pin và số điện thoại … một danh sách bất tận – với quá nhiều thứ để ghi nhớ, liệu chúng ta có thể nhớ hết không?

Tin tốt là “có”! Ngạn ngữ thường nói “văn ôn võ luyện” cơ mà. Nếu tập luyện trí não nhiều hơn, bạn sẽ nhớ nhiều hơn.

Thuật ghi nhớ

‘Thuật ghi nhớ’ là tên gọi khác của công cụ ghi nhớ để ghi nhớ thông tin dù đó là thông tin không hề dễ nhớ. Ví dụ để giúp mọi người nhớ được số ngày trong mỗi tháng, người ta đã xuất bản bài thơ “30 days hath September” với vần điệu rất dễ nhớ.

Bản chất của thuật ghi nhớ là mã hóa thông tin khiến chúng dễ nhớ hơn.

Não của chúng ta đã phát triển để mã hóa và phân tích các tác nhân kích thích phức tạp như hình ảnh, màu sắc, cấu trúc, âm thanh, mùi, vị, xúc giác, vị trí, cảm xúc và ngôn ngữ. Chúng ta sử dụng chúng để tạo nên mô hình thế giới phức tạp như ngày hôm này và trí nhớ của chúng ta đã ghi nhớ những dữ liệu đó rất tốt.

Thật không may là các thông tin ta cần ghi nhớ trong cuộc sống hiện đại ngày nay lại được trình bày theo rất nhiều khác nhau – như cách trình bày chữ trong một tờ báo. Trong khi viết được xem là phương tiện phong phú và tinh tế để truyền đạt những thông tin phức tạp thì bộ não của chúng ta lại không dễ dàng mã hóa các thông tin dưới hình thức văn bản ấy. Và tất nhiên những thông tin như thế rất khó nhớ.

Sử dụng toàn bộ trí não để nhớ

Điểm mấu chốt nằm ở chỗ khi sử dụng hình ảnh tưởng tượng, bạn có thể mã hóa được thông tin và cả cấu trúc của thông tin này. Cũng vì hình ảnh thì rất sống động nên chúng ta sẽ dễ dàng nhớ lại được khi cần.

Các kỹ thuật trong bài này sẽ chỉ cho bạn cách mã hóa thông tin một cách sinh động bằng việc sử dụng câu chuyện, hình ảnh tưởng tượng, hành trình quen thuộc và nhiều thứ khác.

Bạn có thể giúp bộ não ghi nhớ rõ ràng hơn, bằng cách:

• Sử dụng các hình ảnh tích cực và dễ chịu vì não thường không tiếp nhận những hình ảnh khó chịu.

• Sử dụng hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc, nhiều xúc cảm – vì sẽ dễ nhớ hơn những hình ảnh đơn điệu, tẻ nhạt.

• Sử dụng tất cả các giác quan để mã hóa thông tin hoặc làm mới hình ảnh. Hãy nhớ rằng thuật ghi nhớ của bạn có thể chứa âm thanh, mùi, vị, xúc giác, sự chuyển động và cảm xúc cũng như hình ảnh.

• Biến hình ảnh trở nên sinh động hơn khi sử dụng cả 3 chiều, sự chuyển động và không gian. Bạn cũng có thể sử dụng sự chuyển động để duy trì dòng liên tưởng hoặc để giúp bạn ghi nhớ hành động.

• Phóng đại kích thước bộ phận quan trọng của hình ảnh.

• Sử dụng sự hài hước! Sự vui nhộn hoặc những điều đặc biệt thường dễ nhớ hơn những điều bình thường.

• Tương tự như vậy, những vần điệu thô lỗ cũng rất khó quên!

• Ký hiệu (đèn giao thông màu đỏ, chỉ ngón tay, dấu hiệu đường bộ, vv) có thể mã hóa được những thông điệp phức tạp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thiết kế thuật ghi nhớ: Trí tưởng tượng, sự liên tưởng và địa điểm

Ba nguyên tắc cơ bản được đề cập trong thuật ghi nhớ là trí tưởng tượng, sự liên tưởng và địa điểm. Phối hợp ba nguyên tắc trên có thể phát huy mạnh mẽ sức mạnh của thuật ghi nhớ.

Trí tưởng tượng: là những gì được sử dụng để tạo ra và củng cố liên tưởng cần thiết giúp việc ghi nhớ trở nên hiệu quả. Trí tưởng tượng là một vũ khí rất mạnh mẽ để ghi nhớ mọi thứ. Càng tưởng tượng nhiều và mường tường tốt, bạn càng dễ ghi sự kiện vào trong trí nhớ để dùng khi cần. Các hình ảnh được sử dụng cho thuật ghi nhớ của bạn có thể mang tíh bạo lực, sinh động, hoặc gợi cảm tùy ý, miễn là giúp bạn ghi nhớ được.

Sự liên tưởng: đây là phương pháp giúp bạn liên kết điều cần nhớ với cách thức ghi nhớ. Bạn có thể tạo các liên tưởng bằng cách:

• Xếp chồng chúng lên nhau.

• Trộn lẫn chúng với nhau.

• Kết hợp hình ảnh với nhau.

• Bao bọc chúng lại với nhau.

• Quây chúng quanh nhau hoặc cho chúng tương tác với nhau.

• Kết nối chúng bằng cách sử dụng cùng một màu sắc, mùi vị, hình dạng, hoặc cảm giác.

Ví dụ:

Bạn có thể liên kết số 1 với một con cá vàng bằng cách hình dung một một cây xiên với hình dạng giống số một đâm xiên vào con cá.

Địa điểm: là phương pháp mang đến một bối cảnh mạch lạc, để gắn kết thông tin lại với nhau và tách một ghi nhớ này với một ghi nhớ khác. Khi đặt một ghi nhớ trong một thị trấn cụ thể, tôi có thể tách biệt một ghi nhớ tương tự có bối cảnh xảy ra tại một thành phố. Ví dụ, khi đặt một ghi nhớ ở Wimbelon và một cái ở Mahattan, chúng ta có thể tách biệt cả 2 ghi nhớ mà không xảy ra nhầm lẫn nào. Bạn cũng có thể xây dựng mùi vị và không khí cho từng nơi diễn ra sự kiện dể tăng cường cảm giác về địa điểm.

Để tìm hiểu thêm cách sử dụng trí tưởng tượng, sự liên tưởng và địa điểm của thuật ghi nhớ, hãy tham khảo những bài viết này từ 15phut.vn :

• Phương pháp liên kết và phương pháp “truyện hóa” – Ghi nhớ một danh sách đơn giản

• Thuật ghi nhớ các con số / vần – Nhớ danh sách theo thứ tự

• Thuật ghi nhớ các con số / hình dạng – Nhớ danh sách theo thứ tự

• Kỹ thuật bảng chữ cái – Nhớ danh sách với độ dài trung bình

• Hệ thống hành trình – Ghi nhớ một danh sách dài

• Hệ thống phòng La Mã – Ghi nhớ thông tin theo nhóm

• Phương pháp chính – Ghi nhớ chuỗi chữ số

• Sử dụng bản đồ khái niệm để nhớ cấu trúc thông tin

• Trò chơi trí nhớ – Vui chơi và cải thiện trí nhớ của bạn

(Các bài viết trên 15 phút đang cập nhật)

15 phút sưu tầm và biên tập

Comments

comments

5 thoughts on “Các phương pháp cải thiện trí nhớ, ghi nhớ

  1. 15 Phut Founder says:

    Cảm ơn Hoài Nam. Kỹ năng giúp trí nhớ này rất hữu ích. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

    Chúc các bạn thành công và vui vẻ,
    15 phút

  2. anhvo says:

    Trang web mang lai nhung thong tin rat thu vi, thiet thuc va bo ich. Chan thanh cam on 15phut.vn. Mong 15phut.vn se ngay cang phat trien va duoc pho bien rong rai hon nua!

  3. 15 Phut Founder says:

    Hi anhvo,

    Cảm ơn bạn. Hãy cùng 15 phút chia sẽ những thông tin thú vị, thiết thực và bổ ích này cho nhiều bạn khác nữa nhé.

    Chúc bạn vui vẻ,
    15 phút

Leave a Reply

error: Content is protected !!