Phá vỡ trần gương – Thăng tiến trong công việc

Vượt lên dẫn đầu


Bạn có nghĩ mình đã tiến đủ xa trong vị trí hiện tại không? Mặc dù biết rõ bạn là một nhân viên tiềm năng, tổ chức vẫn chưa trọng dụng bạn?

Nếu vậy, nói theo thuật ngữ là bạn đã chạm tới trần gương rồi. Tuy đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu nghĩ tới việc thăng tiến nhưng dù có nỗ lực như thế nào, bạn dường như vẫn bị một lực cản vô hình nào đó ngăn cản.

Nghĩa đầu tiên của từ “trần gương” chỉ được dùng cho phụ nữ và một vài cộng đồng thiểu số không thể, hoặc rất khó thăng tiến lên các chức vụ cao hơn. Dù họ có nỗ lực và xuất sắc đến đâu, họ vẫn không được trao cơ hội để thăng tiến trong nghề.

Ngày nay chúng ta đã chứng kiến rất nhiều phụ nữ và người da màu thành công trên mọi lĩnh vực. Tuy vậy, vấn đề “trần gương” vẫn còn tồn tại không kể độ tuổi hay giới tính.

Bạn đã  bao giờ đụng đầu với một cái trần gương chưa? Nhiều lý do lắm. Bạn thường xuyên thay đổi? Bạn gặp khó khăn khi trình bày ý tưởng? Bạn khá lặng lẽ và ít giao thiệp hơn những người đã được thăng tiến?

Nhưng cho dù lý do là gì đi nữa,  bạn vẫn có sự lựa chọn. Bạn có thể chấp nhận tình trạng hiện tại, nhìn lên và ngưỡng mộ những gì mình không thể đạt được. Hoặc là bạn có thể phá vỡ rào cản đó với mục đích và quyết tâm nhất định.

Nếu bạn thật sự muốn phá vỡ trần bằng gương, bạn có thể làm theo vài cách sau đây.

Nhận diện năng lực cốt lỗi trong tổ chức để thăng tiến

Năng lực cốt lõi là những kỹ năng và thuộc tính chung của bộ phận quản lý cấp cao của công ty. Những kỹ năng này thường gắn kết chặt chẽ với văn hóa và tầm nhìn của công ty.

Những công ty đề cao đổi mới và khát khao trở thành người dẫn đầu có xu hướng đề bạt những cá nhân sáng tạo, dám chấp nhận rủi ro và không ngại “nói thẳng nói thật”. Tuy nhiên, nếu bạn đang làm cho một công ty hơi bảo thủ thì bộ phận quản lý lại thường là những người có đầu óc logic, không thích mạo hiểm và thường ra quyết định một cách thận trọng.

Tự hỏi bạn xem

  • Giá trị mà công ty đang theo đuổi là gì?
  • Công ty đề cao và tặng thưởng cho hành vi nào?
  • Kiểu người nào thường được đề bạt?

Hiểu rõ điều gì khiến công ty và lãnh đạo tách bạch với nhau, để từ đó khám phá cách định vị mình trong vai trò lãnh đạo.

Để hiểu thêm, đọc Phân tích năng lực cốt lõi và Mô hình Văn hóa của Deal và Kennedy.

Hai năng lực chủ yếu và đầy khó khăn của bộ quận quản lý cấp cao là lãnh đạo hiệu quả và giao tiếp hiệu quả.

  • Đọc càng nhiều càng tốt về phong cách, kỹ năng và tố chất lãnh đạo. Tìm đọc bộ bài viết Kỹ năng lãnh đạo có sẵn trong 15phut.vn.
  • Kỹ năng giao tiếp cũng sẽ giúp bạn thăng tiến trong nghề nghiệp bất kể bạn muốn vươn tới cấp bậc nào. Hãy bắt đầu đọc phần giới thiệu về kỹ năng giao tiếp và học thật nhiều công cụ bổ trợ.

Thiết lập mục tiêu để năng lực cốt lõi của bạn phù hợp với quản lý cấp cao.

Một khi xác định được mục tiêu, bạn phải thiết lập lộ trình để đạt được mục tiêu đó. Bạn phải có trách nhiệm chỉ ra con đường nghề nghiệp của mình. Phải năng động và theo đuổi những gì bạn muốn vì chẳng có gì tự nhiên đến cả.

Hãy làm theo lời khuyên sau đây:

  • Cho cấp trên biết bạn muốn được tiến lên vị trí cấp cao hơn
  • Hỏi ý kiến cấp trên về những kỹ năng cần phát triển
  • Làm việc với cấp trên để thiết lập mục tiêu và theo dõi khả năng của bạn.

Hãy nhớ tập trung vào thế mạnh có khả năng cải thiện và phát huy. Đừng thiết lập mục tiêu dựa trên một thời gian nhất định vì nếu không thể hoàn thành mục tiêu đúng hạn, bạn sẽ cảm thấy nản lòng. Ví dụ, mục tiêu của bạn có thể là “liên tục thực hiện việc giao tiếp rõ ràng và quyết đoán”. Nếu đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ thành công cho dù đang nằm ở vị trí nào. Tìm thêm bài Thiết lập mục tiêu cá nhân để có thêm ý tưởng tìm ra mục tiêu động viên.

Xây dựng mối quan hệ

Bạn nên xây dựng quan hệ cá nhân với mọi người trong tổ chức để một ngày nào đó được hưởng lợi từ chính mối quan hệ đó.

Nên xây dựng quan hệ trong mọi phòng ban và cấp bậc trong công ty. Có nhiều người nghĩ rằng chỉ nên kết bạn với cấp quản lý nhưng hay nhớ để lên được chức quản lý, bạn cũng cần phải được các cấp dưới hỗ trợ.

Hãy sử dụng một vài gợi ý sau:

  • Tiếp cận người mới ở mức độ vừa phải
  • Tiếp cận với nhóm theo phương ngang
  • Mở rộng quan hệ công việc bên ngoài tổ chức. Nếu bạn không thể phá vỡ trần gương trong công ty, bạn phải tìm cơ hội ở một nơi khác

Đọc thêm về Quan hệ công việc.

Tận dụng môi trường làm việc trong tổ chức và tận dụng các “vận động bầu cử” vốn bị đánh giá là tiêu cực, để nâng đỡ sự nghiệp của bạn bằng cách hiểu và sử dụng các mối quan hệ chính trị trong công ty.

Tìm người tư vấn.

Có cố vấn là cách hữu hiệu để phá vỡ trần gương. Trong một tổ chức, rào cản dường như đã tồn tại trước đó từ rất lâu rồi. Những kinh nghiệm cũ, thành kiến và rập khuôn, và các ý tưởng cũ dường như đã in sâu vào trí óc của tầng lớp quản lý.

Có phải tầng lớp quản lý cấp cao không thích làm việc với kiểu người đó? Họ có ngăn cấm một vài người khỏi các cuộc trao đổi quan trọng? Bạn có thể nhờ cố vấn cách kết nối với những thông tin và nguồn lực có thể giúp mình. Bạn cũng có thể nhờ người đó cung cấp các ý tưởng phát triển và nâng cấp con đường nghề nghiệp.

Hãy tự hỏi mình các câu hỏi sau:

  • Bạn có thể tiếp cận ai trong đội ngũ quản lý cấp cao để nhờ họ giúp?
  • Cấp trên có thể tư vấn cho bạn luôn được không?
  • Có người nào uy quyền hơn có thể giúp đỡ bạn không?

Đọc bài Tìm người cố vấn để xem bạn có thể làm gì để tìm người cố vấn và trông đợi gì ở họ.

Xây dựng mối quan hệ

Để tiến lên, bạn cần phải được chú ý. Bạn phải cho mọi người thấy được năng lực, khả năng lãnh đạo, khả năng giao tiếp, kiến thức công nghệ và những năng lực khác của mình hoàn toàn xứng đáng để trở thành người quản lý.

Phát triển kỹ năng và mối quan hệ với mọi người để tên của bạn thường xuyên được đề cập với tư cách là ứng cử viên sáng giá cho nhóm quản lý. Để làm được điều đó, bạn cần phải xây dựng danh tiếng là người hoàn toàn phù hợp với mô tả với vị trí quản lý cấp cao. Nên nhớ là phải thường xuyên xuất hiện vì khi bạn nhìn lên, thì cấp trên cũng đang nhìn xuống. Hãy đảm bảo là họ sẽ thấy được bạn.

Hãy theo sau những quy tắc sau:

  • Tìm kiếm các dự án có tiềm năng cao
  • Phát biểu và đóng góp trong buổi họp
  • Chia sẻ ý tưởng với đồng nghiệp và sếp trên
  • Nhận diện đâu là nơi bạn không mong muốn xây dựng danh tiếng của mình, và phát triển kế hoạch để thay đổi chúng.

Để tìm thêm gợi ý xây dựng danh tiếng kiểu đó, đọc bài Danh tiếng của bạn là gì?

Biết rõ quyền của mình

Nên xem chừng các hành vi có tính phân biệt. Sự rập khuôn và định kiến hoàn toàn có thể dẫn tới tình trạng phân biệt đối xử, điều đó không tốt cho cả bạn và cả tổ chức.

Đừng chỉ chấp nhận sự thua cuộc. Biết rõ mình đang làm gì và hướng bản thân hiểu rõ quyền lợi của mình phù hợp với luật của công ty và pháp luật địa phương.

Điểm cốt lõi:

Để thăng tiến và đạt được vị trí mong muốn, bạn phải luôn giành chiến thắng và tiếp thị bản thân, đồng nghĩa với việc chủ động quản lý mọi đường đi nước bước của sự nghiệp. Nếu cảm thấy không thể thăng tiến được, có lẽ nền nhìn lại thử mình đã làm tốt hơn người khác hay chưa.

Chúng ta không thể thay đổi và trở thành kiểu mẫu chính xác mà công ty mong muốn. Điều ta có thể làm là phát triển những kỹ năng công ty cần. Nên thiết lập kế hoạch phát triển và kêu gọi sự giúp đỡ của sếp, các mối quan hệ, và có thể là của cố vấn. Bạn cũng có thể xây dựng và thể hiện kỹ năng giúp mình leo cao hơn trên nấc thang sự nghiệp. Đẩy bản thân ra khỏi rào cản an toàn và rồi bạn sẽ tìm thấy một trời cơ hội.

Áp dụng vào cuộc sống ra sao.

Nếu còn thấy vướng mắc trong sự nghiệp, hãy cân nhắc thực hiện vài quy tắc sau:

  • Bạn đã có trong tay kế hoạch nghề nghiệp chưa? Nếu không, nên làm ngay đi.
  • Sếp hoặc ai đó trong công ty có biết mục tiêu của bạn không? Nếu họ không biết thì có nguy cơ là họ sẽ giữ bạn ở vị trí đó mãi và nghĩ là bạn đang rất vui vẻ.
  • Bạn có thấy lẻ loi và không được ủng hộ khi thực hiện mục tiêu nghề nghiệp? Nếu vậy ai có thể thay đổi điều đó? Chúng ta đều muốn tự mình đạt được thành công, nhưng hầu như không ai thành công nếu chỉ dựa vào mình . Nên hỏi để được giúp đỡ, đó là dấu hiệu của sức mạnh, không phải điểm yếu.

Bạn có đang đối diện với trần gương không? Nhận ra trần gương tồn tại mới chỉ là bước đầu và trần gương sẽ không được dỡ bỏ đi nếu bạn không làm cái gì đó. Hãy áp dụng một trong các ý tưởng này và theo dõi quá trình thực hiện nhé.

15 phút sưu tầm và biên tập.

Comments

comments

One thought on “Phá vỡ trần gương – Thăng tiến trong công việc

Leave a Reply

error: Content is protected !!