Làm gì sau khi mất việc?

Xử lý mớ cảm xúc hỗn độn khi mất việc


Cuối cùng thì điều đó cũng đến. Tất cả những dự báo về suy thoái kinh tế hiện nay đã ứng vào bạn. Bạn bị mất việc.

Ngoài việc chỉ ra những căng thẳng và phiền toái do bị sai thải, bài báo này sẽ giúp bạn biết thêm những gì đang đợi mình trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Thật ra thì càng biết rõ, bạn càng dễ dàng xử lý những tình huống lên voi xuống chó mà mình phải đối mặt.

5 giai đoạn mất mát

Theo điều tra của Elisabeth Kubler-Ross, người ta thường trải qua 5 giai đoạn đau khổ khi chứng kiến cái chết của người thương. Tất nhiên mất việc thì chưa nhằm nhò gì cả so với việc mất đi người thương nhưng cũng có thể mang lại những trải nghiệm nặng nề không vui, tương ứng với lý thuyết của Ross. Đó là:

1.       Chối bỏ.

2.       Giận giữ.

3.       Kì kèo.

4.       Thất vọng.

5.       Chấp nhận.

Tất nhiên không phải ai cũng trải qua các bước này như nhau với cùng thứ tự như vậy. Bạn vẫn có thể bỏ qua trạng thái này hoặc ở lâu hơn trong một trạng thái khác và nhanh chóng chuyển qua trạng thái kế tiếp.

Thông thường, chính tuổi tác và tình trạng sống sẽ phần nào quyết định thời gian và trải nghiệm của mỗi người trong mỗi giai đoạn. Một công nhân trẻ không nợ nần và con cái có thể sẽ kinh qua cảm giác chối bỏ và trách móc bản thân nhưng sẽ nhanh chóng chuyển tới bước cuối cùng là chấp nhận. Trong khi những công nhân gánh vác nhiều trách nhiệm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn mới đi tới giai đoạn chấp nhận, đơn giản vì họ phải trải qua giai đoạn căng thẳng trước.

Hãy cùng 15phut.vn tìm hiểu từng giai đoạn kỹ hơn và nghĩ xem bạn có thể làm gì để đối phó.

Giai đoạn 1: Chối bỏ

Trong giai đoạn này, bạn sẽ suy nghĩ theo kiểu “Tôi không thể tin mình bị mất việc” hoặc nghĩ rằng đây chỉ là nhầm lẫn và sẽ được đính chính ngay thôi.

Để đối phó với tâm trạng này, bạn nên mở lòng chấp nhấn rằng sự thật đang rất tồi tệ, và dù có điều gì tệ hại xảy ra đi nữa, bạn vẫn phải sống thôi!

Đừng giả vờ là mình chỉ đang bị đi nghỉ bất đắc dĩ hoặc tệ hơn là vẫn thay quần áo và đến sở làm như thường lệ nhưng lại vào thư viện đọc sách hoặc ngồi quán café và đọc báo. Những hành động kiểu như vậy chỉ làm tình hình tệ hơn thôi.

Giai đoạn 2: Giận dữ

Khi vượt qua cảm giác sốc vì mất việc, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy giận dữ: giận bản thân, giận sếp, giận công ty hoặc giận sang cả nền kinh tế. Tại sao bạn phải chịu đựng tình cảnh này trong khi đã làm việc hết mình?

Bạn cũng có thể trút giận lên gia đình và bạn bè của mình nữa.

Đây có thể xem là giai đoạn khó khăn nhất, đặc biệt với moị người xung quanh bạn. Nếu giận dữ khiến bạn cư xử không tốt với mọi người, hãy sử dụng kỹ thuật quản lý cơn giận hoặc tìm chuyên gia tâm lý. Gây tổn thương cho người khác sẽ chỉ đẩy họ ra xa bạn và làm bạn thấy tệ hơn thôi.

Nếu được, hãy thể hiện cảm xúc theo hướng có lợi hơn. Bạn không nên la hét hoặc đám đá cho thỏa chỉ, chỉ cần nói chuyện với gia đình và bạn bè, hoặc thậm chí với chuyên gia tâm lý. Thông qua những cuộc nói chuyện này, có thể bạn sẽ tìm ra lối thoát và không còn giận dữ nữa.

Giai đoạn 3: Kì kèo

Sau khi cơn giận đi qua, bạn sẽ bắt đầu trả giá với bản thân hoặc tổ chức với hy vọng sẽ được đền bù gì đó khi mất việc.

Trong mô hình nguyên thủy của Kubler-Ross, trạng thái này phản ánh một dạng thức trả giá vô thức với một năng lực cao hơn “Tôi chỉ muốn được sống để nhìn thấy con gái lấy chồng”

Trong trường hợp mất việc, chuyện này có vẻ thực tế hơn. Ví dụ, bạn có thể quay trở lại gặp sếp và đề nghị vẫn làm việc cũ với mức lương thấp hơn hoặc ít phúc lợi hơn. Bạn cũng có thể đề nghị được làm việc bán thời gian hoặc huấn luyện nhân viên mới.

Thường thì thương lượng cũng chẳng đi tới đâu cả. Hãy hình dung có một con tàu đang chuẩn bị rời bến. Bạn vừa đặt một chân lên bờ vừa đặt một chân lên thuyền và không quyết định dứt khoát thì khả năng rớt xuống biển là rất cao.

Để xử lý tình huống này, bạn nên cân nhắc những gì nên làm và dùng năng lượng để tiến lên phía trước.

Giai đoạn 4: Chán nản

Ngạn ngữ có nói “Khi một cánh cửa đóng lại, thì một cánh cửa khác sẽ mở ra” Nhưng cũng như ai đó thường nói “Hành lang giữa 2 cánh cửa đó mới là vấn đề”.

Khi nhận ra sự giận dữ và trả giá vẫn không mang công việc về lại với bạn, lúc đó bạn sẽ bước qua trạng thái thất vọng và chán nản.

Chán nản là bước đầu tiên của trạng thái chấp nhận. Bạn chán nản vì mất việc và đây là bước nhận thức đầu tiên về sự thật đã xảy ra.

Vậy bạn sẽ làm gì để xử lý tình huống này? Bạn nên chấp nhận rằng mất việc chẳng phải là lỗi của bạn. Giả sử đó có là lỗi của bạn đi chăng nữa, bạn cũng nên học tập từ kinh nghiệm này, tha thứ cho bản thân và tiếp tục. Bạn có thể gọi đó là số phận, nhưng nên cân nhắc về những điều tốt đẹp đang chờ mình phía trước.

Hãy bắt đầu năng động lên đi. Hãy nhớ ưu tiên số một của bạn bây giờ là tìm một công việc khác.

Đây cũng là thời điểm tốt để làm tình nguyện cho một tổ chức nào đó giúp mọi người để từ đó giúp bạn cân bằng lại cuộc sống.

Cảnh báo:

Nếu bạn đang cảm thấy không vui tại giai đoạn này hoặc bất kì giai đoạn nào, nên tìm lời khuyên từ một bác sỹ tâm lý. Chán nản chỉ là một trạng thái dễ qua nếu được xử lý đúng cách nhưng cũng sẽ để lại chấn thương nếu không được điều trị kịp thời.

Giai đoạn 5: Chấp nhận

Cuối cùng bạn đã chấp nhận rằng bị sa thải không phải là lỗi của bạn. Còn nếu đó là lỗi của bạn, thì bạn đã học được một bài học rồi. Bạn là một người tài năng, xuất sắc và vui nhộn với rất nhiều công việc tốt đang đón chờ phía trước.

Vậy tin tốt nhất là gì? Bạn đã đối mặt được với những khó khăn khi mất việc và đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Không có thời gian quy định cho mỗi giai đoạn nên việc bạn có gặp cả 5 giai đoạn hay không và đắm chìm trong đó bao lâu là tùy thuộc vào bạn.

Nếu bạn thấy bị mắc kẹt trong một giai đoạn nào đó và chẳng thể vượt qua được, hãy tìm kiếm một người khác giúp đỡ.

Gợi ý:

Khi không có cấp trên đánh giá khả năng của mình nữa, bạn có thể tự đánh giá năng lực của mình theo định kì. Đánh giá kỹ năng công việc và làm cách nào để tìm một công việc khác.

Điểm cốt lõi:

Mất việc có thể là một cảm giác thất vọng và tồi tệ với nhiều người. Các chuyên gia cho rằng mọi người sẽ đi qua 5 bước mất mát tương đương cảm giác mất đi người thương gồm: chối bỏ, giận dữ, trả giá, thất vọng và chấp nhận. Khi đó, hãy tự cho mình thời gian để điều chỉnh cảm xúc, khích lệ bản thân và tiếp tục cất bước.

15 phút sưu tầm và biên tập.

Comments

comments

One thought on “Làm gì sau khi mất việc?

  1. Ms.Lonely says:

    Một cách chuẩn bị tâm lý tốt trong nghề nghiệp trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay.

Leave a Reply

error: Content is protected !!