Làm sao kiểm soát cơn giận?

Kiểm soát cơn giận trước khi bị nó điều khiển

Chúng ta đều có thể tức giận. Đó là một cảm xúc bình thường. Tuy nhiên, một số người xử lý cơn giận tốt hơn so với những người khác. Ví dụ khi bị kẻ khác ngáng đường trên phố, có người chỉ hơi bực mình nhưng cũng có người lại tức giận tới nỗi liên tục la hét, chửi thề và tự biến mình thành 1 kẻ cục cằn vô văn hóa.

Tại sao cùng một sự việc có thể gây ra các phản ứng khác nhau như vậy? Và làm thế nào bạn có thể đảm bảo rằng bạn sẽ phản ứng bình tĩnh thay vì cư xử theo bản năng?

Khả năng kiểm sóat cơn giận của bạn đến đâu?

Vậy bản kiểm soát tốt sự nóng giận như thế nào? Hãy tham gia bài trắc nghiệm trực tuyến dưới đây để tìm ra câu trả lời

Hướng dẫn: Đối với mỗi câu hỏi, nhấn vào nút trong cột bạn hay áp dụng nhất. Nhấp vào nút ‘Tính điểm tổng cộng” để tính điểm số của bạn và kiểm tra kết quả của bạn bằng cách sử dụng bảng điểm bên dưới.

Tổng số điểm:

(Xem hướng dẫn)

Câu hỏi Không bao giờ Rất hiếm Thỉnh thoảng Thường Thường xuyên
1 Có vẻ như tôi hay nổi giận bất ngờ mà không thực sự hiểu tại sao.
2 Khi ai đó làm cho tôi tức giận, tôi cố gắng không thể hiện cảm xúc của tôi, và giả vờ tỏ ra rộng lượng với họ.
3 Khi tôi gặp phải một vấn đề, tôi tự tìm hướng giải quyết đúng đắn và áp dụng nó càng nhanh càng tốt.
4 Khi tức giận tôi đấm vào một thứ gì đó (hoặc tôi muốn đấm vào một thứ gì đó)
5 Khi điều gì đó quá tồi tệ xảy ra, tôi luôn tự nhủ dù sao cũng vẫn chưa đến ngày tận thế.
6 Khi điều gì đó làm tôi thất vọng, tôi vẫn có thể tìm thấy sự hài hước trong đó và tôi cười to lên với bản thân mình và / hoặc với những người khác.
7 Khi ai đó làm tôi giận, tôi luôn cố tìm hiểu lý do tại sao họ làm điều đó.
8 Tôi nghĩ là mình có thể kiểm soát được cơn giận.
9 Tôi có thể tha thứ cho những người từng làm tổn thương tôi hay làm tôi tức giận.
10 Khi tức giận, tôi thường cho mình một “khoảng lặng” (Tôi đi đâu đó để thực sự bình tĩnh trở lại).
11 Tôi có một hoạt động, sở thích, thói quen dùng để giải tỏa sự bực tức .
12 Khi bị ai đó làm cho tức giận, tôi có xu hướng tập trung vào cảm xúc của mình và suy nghĩ tại sao tôi lại bị đối xử như vậy.
13 Sau những lần nổi giận, tôi thường nghĩ về việc mình nên làm hoặc có thể làm để kiểm soát cơn giận của mình.
14 Khi tức giận, tôi tìm một việc gì đó làm để quên đi và cho bản thân mình đủ thời gian để đưa ra phương án giải quyết vấn đề tốt nhất.
15 Khi tôi đang tức giận, tôi có xu hướng la hét, nguyền rủa và nói những điều mà tôi sau này tôi phải hối tiếc.
16 Khi ai đó hỏi tôi làm một cái gì đó tôi thực sự không muốn làm, tôi đồng ý – và sau đó tôi cảm thấy giận chính bản thân mình .
17 Nếu tôi biết trước một việc nhất định sẽ làm cho tôi tức giận, tôi tìm cách tránh xa nó.
18 Nếu ai đó làm tổn hại đến cái gì của tôi, dù chỉ là do bất cẩn, tôi vẫn ba mặt một lời với người đó và yêu cầu họ phải có tránh nhiệm với những gì họ đã làm.
Điểm của bạn:

Bảng kết quả:

Điểm Lời chú giải
18-41 Bạn có vẻ để sự nóng giận làm chủ, điều này có thể làm hỏng một số chuyện.Và từ đó, nó lại làm cho bạn thêm tức giận. May mắn thay, bạn có thể tìm hiểu làm thế nào để phá vỡ chu trình này. Phần còn lại của bài báo sẽ chỉ cho bạn một số thủ thuật tuyệt vời để quản lý cơn giận.
42-66 Bạn có thể kiểm soát cơn giận của mình trong một số tình huống chứ không phải người khác. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn biết được lý do làm bạn nổi giận cũng như xác định bản thân cần làm gì để có thể kiểm soát tốt hơn cơn nóng giận.
67-90 Quá tốt! Bạn thật sự hiểu rõ điều gì làm cho bạn tức giận và bạn biết phải làm gì khi bắt đầu cảm thấy có vấn đề.Bạn đã phát triển một loạt các thủ thuật nhằm kiểm soát cơn giận. Bạn hoàn toàn có thể tự hào về điều này.<

Kiểm sóat cơn giận của bạn 1 cách hợp lí

Mục tiêu của việc kiểm sóat cơn giận không phải là để loại bỏ hoàn toàn sự tức giận: đó là điều không thể vì đó là một cảm xúc tự nhiên của con người. Thay vào đó, mục tiêu hướng tới ở đây là kiểm soát và điều khiển sự tức giận của bạn – để nó không kiểm soát bạn, hoặc làm hỏng một mối quan hệ hoặc tình huống quan trọng nào đó.Trong “Phương thức thể hiện sự kiểm soát cơn giận”: chúng ta thảo luận về các bước kiểm soát cơn giận của Redford Williams. Ba yếu tố chính ở đây là:

1. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra sự tức giận của bạn.

2. Tránh các hành động biểu lộ sự tức giận

3. Kiểm soát sự tức giận khi bạn đã biết rõ về nó.

Hiểu rõ nguyên nhân gì làm bạn tức giận(câu hỏi 1, 8 và 13)

Một trong những cách tiếp cận hiệu quả nhất để kiểm soát cơn giận là xác định nguồn gốc của sự bực tức mà bạn gặp phải. Một khi bạn biết những gì làm cho bạn tức giận, bạn có thể áp dụng các chiến lược để đối phó với nó. Khi bạn gặp phải một tình huống xấu, thật khó để suy nghĩ logic và hợp lý, do đó, sự hiểu biết những gì gây ra sự tức giận của bạn có thể giúp bạn lên kế hoạch làm thế nào để đối phó với nó.

• Sử dụng một cuốn nhật ký hoặc “anger log” để ghi lại những lần, những nhân vật và tình huống làm cho bạn tức giận.

• Tìm kiếm các khuynh hướng hoặc những thứ làm bạn tức giận thường xuyên.

• Hãy tự hỏi mình tại sao những điều này làm cho bạn tức giận. Bạn có liên kết được những chuyện đó với những cơn giận trước kia không? Đó là do bạn cảm thấy thất vọng vì không đạt được mục tiêu hay hoặc một điều gì đó quan trọng với bạn đang bị đe dọa?

Cách giảm phản ứng giận dữ của bạn

Trong khi bạn có thể sẽ không hoàn toàn vứt bỏ sự tức giận nhưng chắc chắn bạn có thể làm giảm tần suất và mức độ sự tức giận của bạn. Nói chung, càng ít nổi giận, bạn càng dễ dàng kiểm soát cảm xúc của mình hơn. Bởi vì sự tức giận phần lớn là do sự thất vọng và căng thẳng. Nếu bạn giảm thiểu những nguyên nhân của sự thất vọng và căng thẳng, bạn sẽ giảm được số lần tức giậnđáng kể trong cuộc đời mình.

• Sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề(Câu hỏi 3, 5, và 14)

Một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng là để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Đôi khi chúng ta luôn muốn tất cả mọi thứ đều phải thật chính xác và tiến triển thật tốt. Nhưng chính điều này đã vô tình gây nên sự bực bội khi mọi sự diễn ra không như ý muốn của chúng ta. Thay vì hy vọng mình luôn luôn đúng thì hãy làm mọi việc tốt nhất bạn có thể. Bằng cách đó bạn luôn cảm thấy tự hào về những nỗ lực của bản thân ngay cả khi kết quả cuối cùng không như điều bạn mong muốn.Xem nào,hãy thừa nhận rằng khi việc nào đó hỏng bét,thì trái đất này vẫn chưa đến ngày tận thế. Đôi khi bạn chỉ cần thư giãn và không nên để bất cứ điều gì làm phiền bạn. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta luôn có thể tìm ra câu trả lời cho tất cả mọi thứ – nhưng sự thật là: không!

• Sử dụng Kỹ năng giao tiếp(câu 7, 12, 15, và 18)

Bạn cũng có thể giảm sự tức giận bằng cách cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn. Khi đã thiết lập tốt mối quan hệ với người khác hãy thể hiện cho họ thấy bạn cần gì và chia sẽ với họ về vấn đề làm phiền bạn cũng như cách bạn chủ động đối phó với cơn tức giận “tiềm ẩn” ấy như thế nào.

• Xây dựng sự đồng cảm – Việc hiểu quan điểm của người khác sẽ giúp bạn phân tích tình hình một cách khách quan và biết được vai trò của bạn trong cuộc xung đột. Phải biết chấp nhận rằng không phải lúc nào bạn cũng là người giỏi nhất

• Học cách tin tưởng người khác – Hãy nghĩ tốt về người khác và đừng đánh  giá những việc làm của họ theo suy nghĩ chủ quan cá nhân của mình

• Lắng nghe – Lắng nghe một cách tích cực và xem xét những gì người khác đã nói. Sau đó, suy nghĩ kỹ trước khi bạn nói. Trong nhiều trường hợp, cách tốt nhất để đối phó với sự tức giận là phải chấp nhận nó, và sau đó là tìm ra cách để vượt qua. Điều này giúp duy trì các mối quan hệ của bạn với mọi người và nó cho phép bạn nhận biết được cảm xúc.

• Hãy quyết đoán, không hung hăng – Bằng cách cải thiện kỹ năng quyết đoán, bạn có thể làm giảm sự thất vọng mà bạn cảm thấy khi yêu cầu của bạn không được đáp ứng. Khi bạn biết làm thế nào để yêu cầu những gì bạn muốn, bạn thường kiểm soát tốt và ít có khả năng nói những điều mà sau này bạn sẽ hối tiếc.

Lời khuyên:

Đừng cố gắng giao tiếp khi bạn vẫn còn khó chịu. Phần tiếp theo về việc kiểm soát sự tức giận của bạn sẽ đưa ra ý tưởng về cách thực hiện điều này.

Giải tóa cơn giận của bạn (câu hỏi 2, 8, 11, và 16)

Bạn có thể giảm khả năng bị mất kiểm soát bằng việc giải tỏa cơn giận màbạn vừa tạo ra. Khi bạn thoát khỏi cảm giác giận dữ, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn và thậm chí hài hòahơn, và cải thiện khả năng đối phó trước những thăng trầm của cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể làm nhiều thứ để giải tỏa sự tức giận, cụ thể như:

• Hãy hít thở sâu 10 lần. Nó thực sự có tác dụng đấy!

•  Do some physical activity – đi bộ, chạy, bơi, chơi golf, hoặc chơi một số môn thể thao khác. Điều này có thể rất tốt để giải tỏa những căng thẳng và thất vọng của bạn.

• Sử dụng một túi đấm hoặc gối để trút cơn giận của bạn (miễn là nó vô hại)

• Tập yoga hoặc bất kỳ hình thức thể dục thư giãn khác.

• Tham gia vào một hoạt động vui chơi hay làm bất cứ gì theo sở thích của bạn.

• Đọc một tờ báo hay tạp chí có bài viết thể hiện cảm xúc giống cảm xúc hiện tại của bạn .

• Hãy tha thứ. Tại một vài thời điểm, nó giúp bạn vượt qua và bước tiếp với một thái độ vui vẻ.

Một số người tin rằng họ phải giữ sự tức giận của để kiểm soát nó. Đây không phải là chiến lược kiểm soát cơn giận hiệu quả. Ngay cả khi bạn không thể hiện sự giận dữ cho người khác nhưng nó vẫn cứ bộc lộ ra ngòai. “nó”-sự tức giận- thật sự rất cứng đầu và nó sẽ không đi đâu hết.

Kiểm soát cơn giận của bạn khi bn ý thc được nó (câu 4, 6, 10, và 17)

Khi bạn tức giận, bạn làm gì? Kiểm soát bản thân mình trong một tình huống xấu là rất khó khăn và hành động của bạn trong những tình huống này sẽ đem lại một hậu quả nhất định nào đó.

Phản ứng bên ngoài – như đá và la hét – hoàn toàn không có tác dụng. Có thể bạn cảm thấy tốt hơn cho một chút nhưng sau đó, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mình ngu ngốc và hối hận như thế nào. Ngoài ra, bạn có thể gây nên những tổn thương vĩnh viễn chonhững mối quan hệ cũng như tổn hại đến danh tiếng và hình ảnh của bạn.

Thay đổi môi trường xung quanh bạn

• Nghỉ ngơi và cách ly chính mình ra khỏi cuộc xung đột. Đi đến một phòng khác, đi bộ, hoặc đếm tới 10. Điều này cho bạn thời gian củng cố lại quan điểm cá nhân và bình tĩnh trở lại

• Học cách tránh những tình huống mà bạn biết sẽ làm bạn bực tức. Nếu bạn không thích nhìn thấy cái bàn làm việc lộn xộn của đồng nghiệp thì đừng đi vào phòng của cô ấy.

• Nếu bạn thường xuyên làm những việc khiến bản thân bực tức thì nên cố gắng tìm một cái gì đó khác để làm một cách hợp lí. Ví dụ, nếu cái buồng thang máy đông nghẹt người vào mỗi buổi sáng khiến bạn khó chịu, bạn nên đi thang bộ.

Sử dụng óc hài hước

• Hãy nghĩ về một cái gì đó hài hước để nói (nhưng đừng thô lỗ hoặc châm biếm).

• Hãy nhìn vấn đề một cách hài hước, vui nhộn.

• Tưởng tượng những người khác trong một tình huống ngộ nghĩnh.

• Học cách cười nhạo chính bản thân mình

• Mỉm cười. Thật khó để ai đó có thể tức giận với bạn khi bạn luôn có một nụ cười  trên môi

Giữ bản thân luôn bình tĩnh trên khía cạnh vật lí

• Sử dụng những liệu pháp vật lí để thư giãn: Chậm rãi, hít thở sâu và tập trung vào hơi thở của bạn.

• Gồng lên và sau đó thả lỏng từng nhóm cơ nhỏ. Tập trung vào tay, chân, lưng, và ngón chân.

• Lặp lại một từ hoặc cụm từ đó nhắc nhở bạn phải kiểm soát cảm xúc của mình và vẫn tự tin. Ví dụ, nói, “Bạn sẽ vượt qua. Thư giãn! Bạn làm tốt lắm! ”

• Thực hành kĩ năng tưởng tượng. Sử dụng trí tưởng tượng hoặc bộ nhớ của bạn để hình dung một nơi hay một trạng thái yên tĩnh nào đó.

Nếu sự tức giận của bạn thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia. Hậu quả của những cơn tức giận không kiểm soát có thể rất có hại – không chỉ cho bản thân bạn mà còn những người xung quanh bạn. Cố gắng đừng để mình rơi vào tình huống tồi tệ đó.

Điểm cốt lõi:

Cảm thấy, thể hiện và giải tỏa sự giận dữ là hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, có những cách thích hợp để làm điều đó – và đó là tất cả những gì mà đề tài “Kiểm sóat sự tức giận” muốn đề cập tới

Bạn có thể có được một cái nhìn thật sự sâu sắc về hậu quả cơn giận của bạn bằng cách tìm ra lý do khiến bạn nổi giận. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch nhằm giảm thiểu sự thất vọng và giận dữ trong cuộc sống.

Khi tức giận, có nhiều cách giúp bạn bình tĩnh trở lại- như: thay đổi môi trường, sử dụng sự hài hước hay luyện tập một số kỹ thuật thư giãn. Thường xuyên giải tỏa bực tức là điều rất quan trọng.

Đừng để sự tức giận của bạn kiểm soát bạn. Thay vào đó, đối mặt với nó  và giành quyền kiểm soát nó – cũng là cách kiểm sóat cuộc sống của chính bạn!

15 phút sưu tầm và biên tập.

Comments

comments

Leave a Reply

error: Content is protected !!