Kinh nghiệm đàm phán của bác Vũ Khoan

 

Chia sẻ video dài 50 phút – là các chia sẻ kinh nghiệm của bác Vũ Khoan – Nguyên Phó thủ tướng về các bước quan trọng trong đàm phán.

15 phút có tổng hợp lại ý của bác ở phía dưới.

Nghệ thuật đàm phán – Vũ Khoan (P.1)

Nghệ thuật đàm phán – Vũ Khoan (P.2)

Nghệ thuật đàm phán – Vũ Khoan (P.3)

Nghệ thuật đàm phán – Vũ Khoan (P.4)

Nghệ thuật đàm phán – Vũ Khoan (P.5)

A -Chuẩn bị:

1. Chọn người đi đàm phán:

– Người đi cần kiến thức về đàm phán, biết cách đàm phán

– Phải đồng tình với mình.

– Có tính kỷ luật cao: có đạo đức, nghiêm túc, hết lòng vì công việc.

2. Biết mình, biết người, biết tình thế: để có phương án đàm phán tốt

– Biết mình:

+ Mình muốn gì?

+ Mình gì? (có gì để “mặc cả”)

+ Mình “thí” (có thể nhượng bộ) cái gì?

– Biết người:

+ Người ta muốn gì ở mình? (phải lắng nghe: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, văn hóa của đối tác (thủ thuật người Mỹ: hay hoãn để đi hỏi, người Đức: hay triết lý, người Nhật: “không bao giờ nói yes, không bao giờ nói no”, văn hóa của bản thân người đàm phán, thế lực đứng sau lưng…)

+ Người ta có gì?

+ Người ta “thí” gì?

– Biết tình thế:

+ Thuận lợi không? (thuận lợi: tập hợp nhân tố thuận chiều với mong muốn của mình).

3. Phương án đàm phán: chuẩn bị sẵn ít nhất 3: tối đa, tối thiểu, vừa phải. Để khi đối tác không đồng ý thì có sẵn phương án đối phó.

– Khi đưa phương án phải có lý. Lúc nào cũng nên đưa ra phương án tối đa để đàm phán.

4. Chuẩn bị vận động hành lang/dư luận: đôi khi phải “mất tiền”.

– Những giấy tờ cần thiết.

– Vận động những người ủng hộ.

– Báo chí.

C – Tiến hành đàm phán:

– Nên “dò mìn”

+ Dùng cấp thấp đi trước để “dò” người ta (biết người)

+ Tạo tình thân: nên đối xử như người với người, chứ không nên là đối thủ đàm phán.

– Nên duy trì “cây cầu” mối quan hệ.

– Nên đàm phán dễ trước, khó sau, khó dễ giải quyết trước, khó khăn khó giải quyết sau.

– Trong lúc đàm phán các thành viên phải thống nhất với nhau. Có gì chưa thống nhất về bàn sau hay trao đổi qua giấy cho nhau trong bàn đàm phán.

– Phải chuẩn bị văn bản sẵn để đàm phán. Không nên đàm phán trên văn bản phí đối tác.

Chú ý:

Phải tránh hết sức bộc lộ: nóng nảy, sốt ruột. Mềm mỏng nhưng không mềm yếu (để người ta lấn lướt). Kiên quyết nhưng không nóng vội (bình tĩnh). Cứng rắng nhưng không gắt gổng.

D- Thực hiện:

– Phổ biến kết quả thỏa thuận.

– Phải có chương trình thực hiện thông mình, nhưng phải có biện pháp để “giữ lấy mình”. Cần có biện pháp kiểm soát giám sát chặt chẽ.

15 phút sưu tầm và biên tập.

Comments

comments

Leave a Reply

error: Content is protected !!