Tư duy tích cực và lý trí

Tư duy tích cực, xây dựng nến tảng vững chắc.

Đã bao giờ bạn cảm thấy thực sự căng thẳng về một điều gì mà chỉ khi tâm sự với bạn bè thì những căng thẳng ấy mới biến mất?

Sự căng thẳng xuất phát từ nhận thức của chúng ta về một hoàn cảnh nào đó. Nhận thức thông thường khá chính xác nhưng thỉnh thoảng lại không. Đôi lúc chúng ta gây gắt vô lý với chính bản thân mình hoặc có khi lại đưa ra kết luận sai về hành động của những người khác, và điều này sẽ khiến những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện.

Tư duy lý trí và suy nghĩ một cách tích cực là các phương pháp giúp chúng ta có những suy nghĩ lạc quan hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách áp dụng hai công cụ nêu trên như thế nào.

Phần mở đầu

Người ta cho rằng stress xảy ra khi “cá nhân không thể đáp ứng được những nhu cầu về bản thân và xã hội”, đây là khái niệm được nhiều người chấp nhận nhất. Tóm lại, stress tấn công khi chúng ta bị mất kiểm soát.

Khi người ta cảm thấy căng thẳng, họ có hai biểu hiện chính: đầu tiên, họ cảm thấy sợ, và tiếp theo, họ tin rằng mình không thể vượt qua được nỗi sợ ấy. Tùy vào từng tình huống và mức độ căng thẳng khác nhau mà người ta có những cảm giác khác nhau.

Thay vì để stress hành hạ chúng ta, thì nhận thức là chìa khóa để giải quyết tình huống.

Rõ ràng, đôi lúc chúng ta đúng với những gì bản thân ta nghĩ. Các trường hợp khác có thể gây nguy hiểm đe dọa chúng ta về thể chất, quan hệ xã hội và sự nghiệp. 15 phút thấy ở đây, sự căng thẳng và cảm xúc là những cảnh báo trước cho chúng ta biết được mối đe dọa đang rình rập.

Rất thường xuyên chúng ta quá khắt khe và bất công với chính bản thân mình hơn là với bạn bè hoặc đồng nghiệp. Điều này đi cùng với lối suy nghĩ tiêu cực, có thể gây căng thẳng dữ dội, lo âu và có thể làm suy yếu sự tự tin của chúng ta.

Có phương pháp nào không?

Nâng cao nhận thức

Khi lo lắng về tương lai, bạn thường có lối nghĩ thiếu tích cực, khi ấy bạn sẽ tự hạ thấp bản thân, dằn vặt những sai lầm của mình, nghi ngờ năng lực bản thân và cảm thấy bi quan. Lối suy nghĩ này khiến chúng ta mất dần sự tự tin, làm tác hại và tê liệt những kỹ năng trí tuệ.

Thật không may khi những suy nghĩ tiêu cực lại có khuynh hướng âm thầm xâm nhập vào nhận thức của chúng ta và gây ra những ảnh hưởng xấu. Bởi vì chúng ta hiếm khi nào nhận biết được sự tồn tại của chúng một cách rõ ràng, và vì thế chúng có thể tự do tung hoành.

Nâng cao nhận thức là một quá trình để bạn kiểm soát những suy nghĩ, biết được những gì đang diễn ra trong đầu của mình.

Bạn có thể tiếp cận bằng cách kiểm soát “dòng nhận thức” của mình, suy nghĩ về những điều mà bạn đang cố gắng để đạt được nhưng lại đang gây căng thẳng. Đừng nên kiềm nén bất cứ suy nghĩ nào mà hãy để chúng tự do hoạt động trong phạm vi kiểm soát của bạn, ghi vào bảng ghi chép mỗi bạn cảm thấy bị căng thẳng. Sau đó, hãy rũ bỏ những  căng thẳng ấy.

Một cách tiếp cận tổng quan hơn để nâng cao nhận thức cùng với việc nhổ phăng đi những căng thẳng, đó là Nhật ký Stress. Vào cuối kỳ, khi xem nhật ký và phân tích, bạn sẽ thấy được những suy nghĩ tiêu cực nhất của mình. Hãy ưu tiên giải quyết những vấn đề này qua việc áp dụng những phương pháp được đề cập phía dưới.

Sau đây là những suy nghĩ tiêu cực điển hình mà bạn có thể sẽ trải qua khi phải chuẩn bị cho một buổi thuyết trình quan trọng:

·        Lo sợ về chất lượng hoặc về những vấn đề đột nhiên xảy ra không lường trước được.

·        Lo lắng về phản ứng của thính giả và báo giới đối với buổi thuyết trình (đặc biệt là những nhân vật quan trọng như sếp của bạn)

·        Sự đứt quãng tiêu cực do chất lượng thuyết trình thấp.

·        Tự chỉ trích bản thân vì một buổi thuyết giảng không thành công

Nâng cao nhận thức là bước đầu tiên của quá trình kiểm soát các suy nghĩ tiêu cực, vì nếu không nhận thức được suy nghĩ của mình, bạn sẽ không tài nào kiểm soát được chúng.

Tư duy lý trí

Bước tiếp theo là thách thức với những suy nghĩ tiêu cực mà bạn đã xác định ở trên. Hướng vào từng suy nghĩ mà bạn đã liệt kê và thách thức chúng một cách có lý trí. Tự hỏi bạn thân điều đó đó hợp lý hay chưa? Bằng chứng nào ủng hộ hoặc chống đối lại chúng? Đồng nghiệp sẽ tán đồng hay phản đối những suy nghĩ của bạn?

Khi nhìn vào những ví dụ cụ thể sau đây, bạn sẽ thấy rõ hơn những thử thách có thể khiến bạn suy nghĩ tiêu cực:

  • Cảm thấy chưa đầy đủ: bạn đã tự huấn luyện bản thân mình một cách hợp lý chưa? Bạn đã có đủ kinh nghiệm và kiến thức để thuyết giảng chưa? Bạn đã lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng chưa? Nếu bạn đã hoàn tất những việc trên, buổi thuyết trình của bạn có thể sẽ được hoàn thành xuất sắc đấy.
  • Lo lắng trong quá trình tập luyện: Nếu bạn chuẩn bị chưa tốt, hãy nhắc nhở bản thân rằng: mục đích của việc luyện tập này là để xác định những phần còn thiếu sót, từ đó cải thiện chúng trước khi trình diễn.
  • Vấn đề về sự mất kiểm soát: Đã bao giờ bạn xác định được rủi ro tiềm ẩn hay chưa? Và bạn có tiến hành các bước ra sao để làm giảm khả năng xảy ra hoặc mức độ ảnh hưởng của chúng? Bạn sẽ ứng phó thế nào nếu chúng xảy ra? Và bạn cần người khác giúp bạn những gì?
  • Lo lắng về phản ứng của những người khác: Nếu bạn có sự chuẩn bị tốt và bạn đã cố gắng hết sức, thì bạn có thể yên tâm được rồi đấy. Nếu buổi thuyết trình của bạn tốt, mọi người sẽ phản hồi lại đúng như vậy. Nếu mọi người không công bằng trong việc đưa ra lời phản hồi, điều tốt nhất bạn nên làm lúc này là làm ngơ với những lời nhận xét đó.

Lời khuyên:

Đừng sai lầm trong một vài rắc rối bất ngờ. OK, cứ cho là bạn mắc một lỗi trong lúc làm việc nhưng điều này không có nghĩa là khả năng làm việc của bạn làm không tốt.

Tương tự như vậy, ắt hẳn bạn xem xét rất lâu về những sự cố khiến bạn căng thẳng. Đừng vì hiện giờ bạn đang gặp phải những nhiệm mới đầy căng thẳng, mà nghĩ rằng trong tương lai chúng lúc nào cũng như thế.

Với mỗi suy nghĩ tiêu cực, hãy mô tả phản ứng lý trí của bạn vào cột Tư duy tư duy lý trí trong bảng.

Lời khuyên:

Nếu bạn cảm thấy khó để đối diện một cách lạc quan với những suy nghĩ tiêu cực, hãy tưởng tượng bạn là người bạn thân nhất của chính mình hoặc một người huấn luyện viên đáng kính hay một cố vấn dày dặn kinh nghiệm. Hãy nhìn vào những suy nghĩ tiêu cực, hình dung rằng: có một người bạn nào đó đang gặp phải những vấn đề rắc rối và họ cần lời khuyên của bạn. Sau đó, hãy nghĩ xem làm cách nào để chiến đấu với những suy nghĩ ấy.

Khi chấp nhận thử thách một cách lý trí với những suy nghĩ bi quan, bạn sẽ nhanh chóng nhìn thấu được tư duy của mình, liệu những suy nghĩ đó là đúng hay sai, hoặc có vấn đề gì. Khi biết được vấn đề nằm ở đâu, bạn sẽ có hướng giải quyết thích hợp. Tuy nhiên, suy nghĩ tiêu cực ở đây không đơn giản chỉ là vấn đề thiếu kinh nghiệm, vì bất cứ người nào trong chúng ta cũng phải trải qua vấn đề này, mà hãy đảm bảo rằng những suy nghĩ tiêu cực đó ắt hẳn phải thật sự quan trọng, có thể gây ảnh hưởng sự thành công của những mục tiêu mà bạn đề ra.

Suy nghĩ lạc quan và tìm kiếm cơ hội

Bây giờ bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận một lối suy nghĩ mới đầy lạc quan hơn nhé. Bước cuối cùng là phải chuẩn bị cho lối suy nghĩ tích cực và các quả quyết một cách hợp lý để chống lại bất cứ suy nghĩ bi quan nào còn sót lại. Ngoài ra việc này cũng rất có ích khi chúng ta tập cách quan sát tình hình và tìm kiếm những cơ hội tốt sắp xuất hiện.

Bằng cách dựa trên những đánh giá rõ ràng, lý trí và quyết đoán, giờ đây bạn có thể tháo gỡ những tổn hại mà lối suy nghĩ tiêu cực đã gây ra cho sự tin tin về bản thân của bạn.

Lời khuyên:

Bạn sẽ có những đánh giá quyết đoán, mạnh mẽ hơn nếu chúng càng cụ thể, thực tế và truyền cảm.

Tiếp tục với những ví dụ bên trên, những quyết đoán tích cực có thể là:

  • Vấn đề trong quá trình luyện tập:“tôi đã học được rất nhiều từ quá trình luyện tập. Điều này giúp tôi có thể truyền tải thông tin một cách tốt hơn. Tôi sắp có buổi thuyết giảng thành công.”
  • Những lo lắng về hiệu quả:“tôi đã chuẩn bị kỹ và thấu đáo. Tôi đang trong trạng thái tốt nhất để có một buổi thuyết giảng hoàn hảo. Vậy tôi còn gì để lo lắng nữa nào?”
  • Những vấn đề ngoài tầm kiểm soát:“tôi đã dự tính tất cả vấn đề có thể xảy ra trong buổi thuyết giảng và đã lên kế hoạch đối phó với những tình huống bất ngờ ấy như thế nào. Tôi có thể phản ứng linh hoạt với những vấn đề như thế.”
  • Lo lắng về phản ứng của mọi người:“với một buổi thuyết giảng thành công, những người công bằng sẽ phản ứng tốt với nó. Một cách chính chắn và chuyên nghiệp, tôi có thể vượt qua bất cứ lời chỉ trích phiến diện nào”.

15 phút thấy nếu được, hãy viết những quả quyết kể trên vào một sổ tay để có thể sử dụng bất cứ khi nào bạn cần.

Bên cạnh việc có được những khẳng định mạnh mẽ, một phần khác của tư duy tích cực là giúp bạn nhận ra những cơ hội mà hoàn cảnh đang mang lại cho bạn. Trong những ví dụ trên, cơ hội sẽ mở ra một khi bạn có thể vượt qua những suy nghĩ tiêu cực. Bạn sẽ có thêm nhiều kỹ năng mới, có thể vượt qua những thử thách cam go, và cơ hội nghề nghiệp sẽ hiện ra trước mắt bạn.

Hãy đảm bảo rằng việc xác định những cơ hội này và tập trung đạt được chúng luôn là một phần trong tư duy tích cực của bạn.

Tóm tắt:

Phương pháp này giúp bạn có thể kiểm soát và chống lại sư căng thẳng do lối suy nghĩ tiêu cực gây ra.

Nâng cao nhận thức giúp bạn nhận ra rằng: những suy nghĩ bi quan, các ký ức đau buồn, việc hiểu sai vấn đề có thể gây trở ngại và ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn.

Tư duy lý trí giúp bạn tranh đấu chống lại lối suy nghĩ tiêu cực, chúng chẳng những giúp bạn học được nhiều điều mà còn có thể giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ bi quan ấy.

Sau đó, áp dụng Tư duy tích cực để hình thành các quả quyết cho bản thân nhằm chống lại lối suy nghĩ bi quan. Những khẳng định này làm vô hiệu hóa suy nghĩ tiêu cực, giúp bạn gây dựng lại sự tự tin và ở một chừng mực nào đó, nó tạo ra lối thoát giúp bạn đánh bại tình huống khó khăn.

Cảnh báo: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, trường hợp nghiêm trong có thể dẫn đến tử vong. Trong khi những phương pháp quản lý stress được giới thiệu cốt để đạt hiệu quả khách quan trong việc giảm sự căng thẳng, nhưng chúng chỉ dành để hướng dẫn, nếu đọc giả có bất kì lo ngại gì về những vấn đề bênh tật liên quan đến stress, hoặc stress gây ra những bất hạnh kéo dài, hãy gặp các chuyên gia y tế để xin lời khuyên. Nhớ rằng bạn cũng nên báo cho các chuyên gia y tế biết những thay đổi chính trong chế độ ăn uống cũng như mức độ tập thể dục của bạn nữa nhé.

15 phút sưu tầm và biên tập.

Comments

comments

Leave a Reply

error: Content is protected !!