Nhật ký Stress

Nguyên nhân của Stress ngắn hạn

Nhật kí Stress đóng vai trò quan trọng để hiểu những nguyên nhân gây ra căng thẳng ngắn hạn trong cuộc sống. Nó cung cấp cho bạn những hiểu biết sâu sắc về việc làm tế nào đối phó với stress, giúp bạn chỉ ra mức độ stress mà bạn cần quản lý.

Ý tưởng thật sự của Nhật ký Stress là rất đơn giản và cơ bản: bạn ghi nhận những thông tin về stress mà bạn đang trải qua hằng ngày để có thể phân tích những căng thẳng này và từ đó quản lý chúng.

Ghi chép lại là quan trọng bởi vì những căng thẳng ngắn hạn thường vụt qua đầu óc chúng ta mà không gây ra sự chú ý và tập trung mà đáng lẽ phải có.

Nhật kí Stress còn giúp bạn hiểu được:

  • Cụ thể hơn nguyên nhân gây ra.
  • Mức độ stress mà bạn quản lý hiệu quả nhất.
  • Cách bạn phản ứng lại với stress, và những phản ứng của bạn có thích hợp và hữu ích hay không.

Vì vậy, Nhật kí Stress cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng mà bạn cần để quản lý stress.

Cách sử dụng công cụ:

Nhật ký Stress hữu ích trong việc thu thập thông tin một cách đều đặn và thường xuyên trong một khoảng thời gian. 15 phút thấy, điều này giúp bạn tách biệt những căng thẳng chung chung, thông thường với những stress thỉnh thoảng mới xảy ra. Nó thiết lập một mô hình mà bạn có thể phân tích để trích ra những thông tin bạn cần.

Download miễn phí mẫu Nhật kí Stress của 15phut.vn và ghi chép đều đặn (ví dụ, hàng giờ). tại đây: http://15phut.vn/wp-content/uploads/2012/02/StressDiary_15phut.vn_.xls

Nếu bạn thấy khó khăn trong việc nhớ làm điều này, hãy cài tín hiệu để nhắc bạn việc ghi chép vào bài nhật kí tiếp theo.

Cũng nên ghi vào nhật ký sau mỗi sự việc gây ra stress cho bạn mà bạn cho rằng nó là nghiêm trọng.

Mỗi khi bạn viết nhật kí, hãy ghi nhận những thông tin sau đây:

  • Ngày và giờ ghi chép.
  • Sự việc căng thẳng gần đây nhất mà bạn đã trải qua.
  • Bây giờ bạn đang vui vẻ ở mức nào, hãy đánh giá chủ quan trên thang điểm từ -10 (buồn nhất mà bạn đã trải qua) tới +10 (vui nhất mà bạn từng có). Cùng với việc này, hãy viết ra tâm trạng mà bạn đang cảm thấy.
  • Bạn đang làm việc hiệu quả như thế nào (đánh giá chủ quan, trên thang điểm từ 0 đến 10). 0 thể hiện sự hoàn toàn không hiệu quả, còn 10 thể hiện sự hiệu quả nhất mà bạn từng đạt được.
  • Những nguyên nhân chủ yếu gây ra stress (hãy thành thật và khách quan hết mức có thể nhé).

Có thể bạn cũng cần chú ý:

  • Hiện giờ bạn cảm thấy căng thẳng như thế nào, một lần nữa với thang điểm chủ quan từ 0 đến 10. 0 thể hiện sự thoải mái nhất bạn từng có, và 10 thể hiện bạn đang cực kỳ căng thẳng.
  • Những triệu chứng bạn cảm thấy (ví dụ lo lắng bồn chồn, tức giận, đau đầu, mạch đập nhanh, lòng bàn tay đổ mồ hôi…).
  • Bạn kiểm soát vấn đề tốt như thế nào: liệu phản ứng của bạn có giúp bạn giải quyết vấn đề hay nó làm sự việc trở nên nghiêm trọng hơn?

Bạn sẽ thu được lợi ích thật sự từ Nhật kí Stress trong vài tuần đầu tiên. Tuy nhiên, nếu phong cách sống của bạn thay đồi hoặc bạn lại phải bắt đầu chịu đựng stress trong tương lai, khi đó sẽ rất đáng để sử dụng Nhật kí một lần nữa. Có thể bạn sẽ nhận ra những stress mà bạn gặp phải đã thay đổi. Nếu đúng như vậy, hãy viết nhật ký một lần nữa để giúp bạn tìm ra cách khác để giải quyết chúng.

Và đây là lúc bạn cần phân tích Nhật kí của mình.

Phân tích Nhật kí

Hãy phân tích nhật kí theo những cách sau đây:

  • Đầu tiên, hãy nhìn vào những căng thẳng khác nhau mà bạn đã trải qua trong suốt thời gian viết nhật kí. Liệt kê các dạng stress mà bạn thường gặp, ưu tiên những stress thường gặp nhất ở đầu danh sách.
  • Tiếp theo, chuẩn bị một danh sách thứ hai với những stress mà bạn cảm thấy khó chịu nhất theo độ ưu tiên giảm dần.
  • Nhìn vào danh sách những căng thẳng của bạn, những stress ở đầu mỗi danh sách là cái quan trọng nhất mà bạn phải học cách kiểm soát.
  • Nhìn vào những nhận định của bạn về nguyên nhân thật sự dẫn đến căng thẳng và đánh giá xem mức độ giải quyết ổn thỏa các sự việc căng thẳng của bạn là như thế nào. Những điều này có cho bạn biết những lĩnh vực/tình huống mà bạn quản lý stress kém nhất, và liệu bạn có thể cải thiện kỹ năng quản lý stress hơn không? Nếu có, hãy liệt kê những điều này ra.
  • Tiếp theo, xem lướt qua nhật kí của bạn ở những tình huống gây ra stress cho bạn. Liệt kê chúng.
  • Cuối cùng, hãy xem bạn cảm thấy thế nào khi bạn phải chịu đựng stress. Hãy xem nó đã tác động như thế nào đến niềm vui và sự hiệu quả của bạn, hiểu được vì sao bạn cư xử như vậy và nghĩ về cảm giác của bạn.

Khi đã phân tích nhật kí, bạn nên nhận biết được toàn bộ những nguyên nhân quan trọng và thường xuyên nhất gây ra stress trong cuộc sống của bạn. Một khi nhận biết được các tình huống gây stress cho bản thân, bạn có thể chuẩn bị và kiểm soát chúng tốt hơn.

Điểm cốt lõi:

Nhật kí Stress giúp bạn hiểu rõ về những căng thẳng ngắn hạn mà bạn hay gặp phải trong cuộc sống. Nó giúp bạn xác định ra những stress quan trọng nhất, thường xuyên nhất mà bạn trải qua để bạn có thể nỗ lực tập trung giải quyết những căng thẳng này. Nó cũng giúp bạn nhận rõ những lĩnh vực mà bạn cần phải phát triển kỹ năng quản lý stress của mình và giúp bạn nhận biết ở mức độ stress nào mà bạn vẫn cảm thấy hài lòng và làm việc hiệu quả nhất.

Để duy trì Nhật kí Stress, hãy viết nhật kí đều đặn với những đề mục ở trên. Ví dụ, bạn có thể làm việc này hàng giờ. Cũng nên viết vào nhật kí sau mỗi sự kiện căng thẳng.

Phân tích nhật kí để chỉ ra những stress thường xuyên nhất và nghiêm trọng nhất mà bạn trải qua. Sử dụng nhật kí để nhận ra những lĩnh vực/tình huống mà bạn cần phát triển việc quản lý stress của bạn.

Đây là một đoạn trích tóm tắt từ bài “Nhận biết bản thân” của Managing Stress for Career Success. Trong khi Nhật kí stress giúp bạn nhận biết stress ngắn hạn, thì những kỹ thuật hữu ích khác trong bài “Nhận biết bản thân” sẽ giúp bạn nhận biết stress dài hạn trong cuộc sống và chỉ ra cách triển khai những nguồn lực bản thân một cách hiệu quả nhất để quản lý stress dạng này. Bài “Kế hoạch cho sự thay đổi” sau đó sẽ giúp bạn chỉ ra và sử dụng những kỹ thuật hiệu quả nhất để đối phó với những stress này.

Bài viết tiếp theo cho thấy cách làm thế nào để xác định độ ưu tiên trong công việc. Đây là một phần quan trọng trong việc quản lý stress do quá tải công việc. Để đọc bài này, nhấn vào ‘Tiếp theo’ dưới đây.

Cảnh báo:

Stress có thể gây ra những vấn đề rất tệ hại về sức khỏe và trong những trường hợp nặng, có thể gây tử vong. Mặc dù những kĩ năng quản lý stress này đã cho thấy những tác động tích cực trong việc giảm thiểu sự căng thẳng, chúng cũng chỉ có tác dụng hướng dẫn, và người đọc nên xin lời khuyên của những chuyên gia sức khỏe được chứng nhận một cách phù hợp nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bệnh tật gây ra do stress hoặc có cảm giác bất hạnh kéo dài và nghiêm trọng. Người đọc cũng nên tham khảo chuyên gia sức khỏe trước khi có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong chế độ ăn kiêng và tập luyện.

15 phút sưu tầm và biên tập

Tiếp Theo >>

Comments

comments

2 thoughts on “Nhật ký Stress

Leave a Reply

error: Content is protected !!