Xây dựng lòng tự tin

Chuẩn bị cho thành công!

Tự tin là thứ vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Thế nhưng, rất nhiều người cảm thấy khó khăn để có được tự tin và đáng buồn thay, điều này có thể là một vòng luẩn quẩn: Những người thiếu tự tin sẽ rất khó để thành công.

Và rồi, hầu như không ai muốn giao công việc cho một người lúc nào cũng tỏ ra lo lắng, long ngóng, vụng về.

Mặt khác, bạn có thể bị thuyết phục bởi những người nói năng rõ ràng, luôn ngẩn cao đầu. Họ là những người đưa ra những câu trả lời chắc chắn và sẵn sàng thừa nhận khi họ không biết điều gì đó.

Người tự tin có khả năng truyền niềm tin đến người khác: đối tượng của họ, đồng nghiệp của họ, ông chủ của họ, khách hàng của họ và bạn bè của họ. Làm cho người khác tin tưởng là một trong những cách của một người tự tin gặt hái thành công.

Tin tốt là bạn có thể học và xây dựng tự tin cho bản thân mình. Cho dù bạn cố gắng tạo dựng sự tự tin cho chính bản thân hay truyền sự tự tin đến những người xung quanh thì tất cả điều đó đều đáng để nổ lực.

Vậy làm thế nào để người khác nhận ra sự tự tin ở bạn?

Mức độ của bạn tự tin có thể thể hiện thông qua nhiều cách: hành vi của bạn, ngôn ngữ cơ thể, cách bạn nói, những gì bạn nói,… Hãy nhìn vào những so sánh sau đây về hành vi của sự tự tin với hành vi của sự thiếu tự tin. Những suy nghĩ hay hành động nào để bạn nhận ra ở chính mình và người xung quanh bạn?

Tự tin Thiếu tự tin
Làm những gì bạn tin là đúng, ngay cả khi những người khác phản đối và chỉ trích nó. Bạn làm theo ý kiến của người khác
Sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tiếp tục thực hiện nhằm đạt được kết quả tốt hơn. Bạn luôn muốn mình ở trong “vùng an toàn” do sợ thất bại và để tránh rủi ro.
Thừa nhận và học hỏi từ sai lầm Làm việc chăm chỉ để che đậy những sai lầm và hy vọng rằng bạn có thể sửa chữa chúng trước khi bị ai đó phát hiện.
Chờ đợi những người khác chúc mừng bạn về những thành tích bạn đạt được Bạn đề cao ưu điểm đến càng nhiều người và càng thường xuyên càng tốt
Chấp nhận lời khen một cách lịch thiệp. “Cám ơn, tôi thực sự đã làm việc chăm chỉ cho bản cáo bạch đó. Tôi vui vì bạn nhận thấy nỗ lực của tôi.” Né tránh lời khen một cách không câu nệ. “Oh, bản cáo bạch thực sự không có gì, bất cứ ai có thể đã làm nó.”

Như bạn đã thấy từ các ví dụ trên, sự thiếu tự tin vào bản thân sẽ “hủy hoại” chính bản thân bạn và thường có những biểu hiện tiêu cực. Người tự tin nói chung là tích cực hơn – họ tin vào bản thân và khả năng của họ. Họ cũng tin vào cuộc sống một cách toàn diện.

Sự tự tin là gì?

Hai điều cốt lõi tạo nên sự tự tin là: tự hiệu quả (self-efficacy) và lòng tự trọng.

Chúng ta thấy tự hiệu quả khi chúng ta thấy bản thân mình (và những người khác tương tự như chúng ta) nắm vững các kỹ năng và đạt được mục tiêu nhờ các kỹ năng đó. Có một điều chắc chắn rằng, nếu chúng ta học hỏi và làm việc chăm chỉ ở bất cứ một lĩnh vực nào, chúng ta sẽ thành công. Sự tự tin ấy giúp con người ta vượt qua mọi thử thách và kiên trì đối mặt với thất bại.

Điều này giống với lòng tự trọng nhưng lòng tự trọng mang ý nghĩa tổng quát hơn: chúng ta có thể đối phó với những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta và chúng ta có quyền được hạnh phúc. Một phần, điều này xuất phát từ một cảm giác rằng những người xung quanh luôn ủng hộ chúng ta, cái mà chúng ta có thể hoặc không có thể kiểm soát. Tuy nhiên, nó cũng xuất phát từ suy nghĩ rằng chúng ta đang hành xử có đạo đức, rằng chúng ta có khả năng thực hiện những gì chúng ta muốn làm và rằng chúng ta có thể gặt hái thành công khi chúng ta đặt tâm trí vào nó.

Một số người tin rằng sự tự tin có thể được xây dựng bởi sự khẳng định và suy nghĩ tích cực. Với 15 phút, chúng tôi tin rằng suy nghĩ đó vẫn đúng nhưng nó chỉ quan trọng trong việc xây dựng sự tự tin (bằng cách thiết lập và đạt được mục tiêu) – từ đó xây dựng năng lực. Nếu không có sự nhận thức cơ bản, bạn không có sự tự tin: bạn quá tự ti và điều này chỉ đem lại thất bại, thất vọng cho bạn

Xây dựng sự tự tin

Tin xấu là không có một cách sửa chữa nhanh chóng nào hoặc bất cứ một giải pháp 5 phút để xây dựng sự tự tin.

Tin tốt là xây dựng sự tự tin là việc dễ dàng đạt được miễn là bạn có sự tập trung và quyết tâm để thực hiện. Và tin tốt hơn nữa là những gì đem đến sự tự tin của bạn cũng sẽ đem đến thành công của bạn. Sau cùng, sự tự tin được tạo dựng một cách vững chắc và rất thực. Không ai có thể lấy nó từ bạn!

Vì vậy, đây là ba bước để đạt được sự tự tin. Chúng ta sẽ sử dụng các phép ẩn dụ của một cuộc hành trình: chuẩn bị cho cuộc hành trình của bạn, lập kế hoạch và thúc đẩy hướng tới thành công.

Bước 1: Chuẩn bị cho hành trình của bạn

Bước đầu tiên liên quan đến việc bạn tự sẵn sàng cho hành trình đi tìm sự tự tin. Bạn cần phải xác định bạn đang ở đâu, nghĩ về nơi bạn muốn đến, nhận thức đúng đắn về cuộc hành trình của bạn và cam kết với chính mình để bắt đầu và ở lại với nó.

Để chuẩn bị cho cuộc hành trình của bạn, hãy thực hiện năm điều sau:

Hãy nhìn vào những gì bạn đã đạt được:

Hãy suy nghĩ về cuộc sống của bạn cho đến nay và liệt kê danh sách mười điều tốt đẹp nhất mà bạn đã đạt được trong “bản ghi thành tích”. Có thể bạn đứng đầu trong một bài kiểm tra quan trọng hoặc trong một kỳ thi hay nắm giữ vai trò chính của một nhóm quan trọng, tạo ra doanh số bán hàng cao nhất hoặc dã bạn đã tạo nên một điều khác biệt trong cuộc sống của một người khác hoặc chuyển giao một dự án có ý nghĩa trong công việc kinh doanh của bạn.

Hãy đặt danh sách đó vào nơi bạn có thể xem thường xuyên. Và sau đó dành ra ít phút mỗi tuần để hưởng sự thành công bạn đạt được!

Hãy nghĩ về những điểm mạnh của bạn:

Tiếp theo, sử dụng một kỹ thuật như phân tích SWOT (Phân tích SWOT khám phá cá nhân) để biết bạn là ai và bạn “đang ở đâu”. Nhìn vào bản ghi thành tích và nghĩ về cuộc sống gần đây của bạn, hãy nghĩ về việc bạn bè nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu của bạn như thế nào. Từ đó, suy nghĩ về những cơ hội và mối đe dọa bạn phải đối mặt.

Hãy chắc rằng bạn thích thú với những giây phút nghĩ về những điểm mạnh của mình!

Hãy suy nghĩ về những gì quan trọng với bạn, và nơi bạn muốn đến:

Tiếp theo, hãy nghĩ về những điều thực sự quan trọng với bạn và những gì bạn muốn đạt được trong cuộc sống.

Thiết lập và đạt được mục tiêu là một phần quan trọng của phần này. Sự tự tin thật sự cũng xuất phát từ đây. Thiết lập mục tiêu là quá trình bạn tạo dựng mục tiêu cho mình và đo lường thành công của bạn trong việc đạt đến các mục tiêu đặt ra. Xem bài báo của chúng tôi về thiết lập mục tiêu để tìm hiểu cách sử dụng công cụ hữu ích này hoặc sử dụng Life Plan Workbook để giúp bạn vạch định mục tiêu một cách chi tiết (xem “Lời khuyên” dưới đây).

Ghi lại các mục tiêu thiết lập của bạn vào bảng phân tích SWOT. Đặt mục tiêu nhằm khai thác các điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của bạn, qua đó vạch ra các cơ hội cho bạn và kiểm soát các mối đe dọa bạn phải đối mặt.

Sau khi đã thiết lập các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của mình, bạn hãy xác định những việc cần làm đầu tiên trong mỗi giai đoạn.

Lời khuyên:

Hãy chắc chắn rằng đó là một bước rất nhỏ, có thể bạn sẽ cần chưa đến một giờ để hoàn thành nó

Khởi động việc quản lý trí óc của bạn:

Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu quản lý trí óc của bạn. Học cách nhận biết và đánh bại những ý nghĩ của bản thân mà chính chúng sẽ phá hủy sự tự tin của bạn. Xem bài viết của chúng tôi về tư duy tích cực hợp lý để biết cách thực hiện điều này.

Thực hiện cam kết thành công với chính mình!

Phần cuối cùng của việc chuẩn bị cho cuộc hành trình này là để thực hiện một lời hứa rõ ràng và dứt khoát với chính mình rằng bạn hoàn toàn cam kết cho cuộc hành trình của bạn, và bạn sẽ làm tất cả những gì trong khả năng của bạn để đạt được nó.

Để được trợ giúp với việc đánh giá và quản lý rủi ro bạn phải đối mặt, rủi ro của chúng tôi đọc bài viết phân tích và quản lý.

Dù sao đi nữa, thực hiện lời hứa!

Lời khuyên: Cân đối sự tự tin

Sự tự tin là một thứ gì đó về sự cân đối. Ta vẫn thường thấy, một số người tỏ ra rất thiếu tự tin, nhưng cũng có người quá tự tin.

Nếu bạn không có đủ sự tự tin, bạn sẽ tránh những việc có tính rủi ro cao và đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân và như thế, sẽ không có bất cứ sự nỗ lực nào ở bạn hết. Mặt khác, nếu bạn quá tự tin, bạn có thể mắc phải quá nhiều rủi ro, làm việc vượt quá khả năng của bạn và những hậu quả đem lại sẽ khá nặng nề. Bạn cũng có thể rất lạc quan rằng bạn không cần phải cố gắng hết sức để thành công.

Để làm được điều này bạn cần phải có sự tự tin đúng mức dựa nên thực tế cũng như năng lực của bản thân. Với sự tự tin đúng mực, bạn có thể lường trước những rủi ro, thử thách bản thân (nhưng vẫn nằm trong khả năng của bạn) và nỗ lự hết mình.

Vậy bạn tự tin vào bản thân như thế nào? Hãy thử làm một vài câu hỏi ngắn sau đây để khám phá bản thân mình tự tin như thế nào và bắt đầu vạch chiến lược nâng cao mức độ tự tin của bản thân. (làm bài kiểm tại bài viết: bạn tự tin như thế nào?)

Bước 2: Lập kế hoạch

Đây là lúc bạn bắt đầu, dần dần tiến tới mục tiêu của bạn. Bằng cách làm đúng việc và bắt đầu từ những việc nhỏ, dễ thực hiện  bạn thực sự đang đi trên con đường hướng tới thành công – đi đôi với việc này là sự khởi đầu việc xây dựng sự tự tin.

Xây dựng những kiến thức để thành công:

Nhìn vào mục tiêu của mình, xác định những kỹ năng bạn sẽ cần phải có để đạt được mục tiêu ấy. Và sau đó, bạn hãy xác định cách thức đạt những kỹ năng này một cách tự tin và tốt nhất. Không nên chấp nhận một giải pháp sơ sài hay tạm ổn- tìm một giải pháp, chương trình một hoặc một khóa học giúp trang bị đầy đủ cho bạn, giúp bạn đạt được những gì bạn muốn. Sẽ lý tưởng hơn nếu khóa học ấy cấp cho bạn một chứng chỉ hoặc bằng cấp có giá trị mà bạn có thể tự hào về chúng.

Tập trung vào các vấn đề cơ bản:

Khi bắt đầu, bạn không nên cố làm những việc đòi hỏi sự khéo léo hoặc sự tỉ mỉ. Không nên cố đạt đến sự hoàn hảo – chỉ cần thích thú với những công việc đơn giản và hoàn thành chúng thật tốt, thật xuất sắc.

Đặt những mục tiêu nhỏ và hoàn thành chúng:

Bắt đầu với những mục tiêu rất nhỏ mà bạn đã vạch ra ở bước 1, tạo cho mình thói quen thiết lập chúng, đạt được chúng và ăn mừng thành quả đạt được. Đừng “thử thách hóa” mục tiêu ở thời điểm này, bạn chỉ nên tạo thói quen “đạt được-ăn mừng” những thành quả đó thôi.Từng chút một, bắt đầu chồng chất những thành công!

Quản lý trí óc của bạn

Mặt khác, bạn nên học cách xử lý thất bại. Chấp nhận những sai lầm có thể xảy ra khi bạn thử làm điều gì đó mới mẻ. Thực tế, khi đã có thói quen xử lý những sai lầm và coi chúng như một bài học kinh nghiệm, bạn (hầu như) có thể nhìn nhận những sai lầm đó như một việc tích cực. Sau cùng, tất cả những điều trên đều được “cô đọng” bằng câu “Nếu nó không giết bạn, nó làm cho bạn mạnh mẽ hơn!”

Bước 3: Thúc đẩy hướng tới thành công

Ở giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy sự tự tin của bạn đang dần được tạo dựng. Bạn đã hoàn tất một số các khóa học bạn bắt đầu ở bước 2 và sẽ có rất nhiều thành công để ăn mừng!

Đây là thời gian để thử thách chính mình. Thực hiện các mục tiêu lớn hơn một chút và những thách thức khó khăn hơn một chút. Tăng giới hạn cam kết của bạn.

Lời khuyên 1:

Ở giai đoạn này sự tự tin của bạn đang dần được tạo dựng, bạn nên chú ý đừng sa đà vào việc tận hưởng thành công của mình. Hãy đặt mình ở vị trí bắt đầu, mọi người thường nổ lực tốt hơn khi bắt đầu.

Lời khuyên 2:

Nếu bạn chưa rõ mức độ tự tin của mình, hãy xem bài “Bạn tự tin như thế nào” của chúng tôi để khám phá mức độ tự tin của bạn và xác định chiến lược xây dựng sự tư tin cho bạn.

Miễn là bạn thử thách bản thân một cách vừa phải, không quá mức, bạn sẽ nhanh chóng tạo dựng được sự tự tin.

Thiết lập mục tiêu được cho là kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể học hỏi để nâng cao sự tự tin của bạn. Nếu bạn chưa đọc và áp dụng bài viết về thiết lập mục tiêu, bạn có thể đọc nó ở đây.

15 phút sưu tầm và biên tập

Comments

comments

5 thoughts on “Xây dựng lòng tự tin

  1. Hiểu Phong says:

    Cảm ơn! Một trang web hữu ích với nhiệu nội dung rất hay. Đúng là nơi mình đang tìm kiếm.

  2. lăng says:

    mình muốn tìm một lớp học và đc thực hành vê những vấn đề này. 15 Phút tư vấn giúp mình với . thanks

  3. Huong Map says:

    Mình đang trong trạng thái chơi vơi và mất phương hướng , vô tình gõ dòng chữ ” hoạch định tương lai ” google đã dẫn mình đến với 15p. Mình cảm thấy mình thực sự đang cần sự giúp đỡ của các bạn. Mình như 1 người mất phương hướng, ko biết đi đâu về đâu. KO biết mình muốn gì mà mình cần làm gì. Quá ít kinh nghiệm sống nên tập tễnh bước ra xã hội với những nỗi lo âu, với những bước đi chênh vênh ko biết đúng hay sai, đưa ra những quyết định mơ hồ để rồi phải hối tiếc vì để lỡ mất cơ hội. Mình sắp tốt nghiệp đại học, nhưng mình ko có 1 định hướng nào hết. 1 nửa muốn thụ động nghe theo bố mẹ vào 1 cơn quan nhà nước và thế là yên phận. 1 nửa mình lại muốn bơi ra cái xã hội rộng lớn kia để thử sức, để được sống tự do, để phát triển bản thân – nhưng mình lại sợ, một nỗi sợ mơ hồ – sợ thất bại, sợ ko theo kịp , sợ trách nhiệm … 1001 nỗi sợ làm mình ko dám đưa ra quyết định cho cs của chính mình. Và giờ thì mình đang thực sự mất cân bằng. Hy vọng có thể tham gia 1 khoá tư vấn nào đó giúp mình lấy lại tư tin cho bản thân.
    Thanks 😀

  4. 15 Phut Founder says:

    Hi Hương,

    15 phút rất vui vì được bạn tin tưởng chia sẽ những suy nghĩ và khó khăn của bạn. Hiện tại 15 phút chưa tổ chức được các khóa học nên cũng không thể giới thiệu tư vấn chi tiết cho bạn được. Có 1 tin tốt và 1 tin không tốt. Tin không tốt là bạn đang quanh quẩn với nỗi sợ, cần đưa ra một quyết định sáng suốt. Làm thế nào vượt qua nỗi sợ? làm thế nào để có quyết định sáng suốt? 15 phút khuyên bạn nên đọc quyền sách này “Những Quyết Định Thay Đổi Cuộc Sống” (Yes or No), tác giả Spencer Jonhson”.
    Tin tốt là bạn là chủ của chính bạn, bạn làm chủ suy nghĩ, hành động, cảm xúc của bạn, không ai có thể bắt bạn làm gì mà bạn không muốn. Bạn là người tự do, và vì vậy bạn cứ thoải mái đi, dù quyết định thế nào thì chính bạn chứ không ai khác chị trách nhiệm cho quyết định đó.

    Chúc bạn vui vẻ,
    15 phút.

Leave a Reply

error: Content is protected !!