Quản lý stress trong buổi trình diễn

Kế hoạch quản lý stress trong tổ chức sự kiện


Tất cả chúng ta đều biết cảm giác bồn chồn lo lắng trược một bài thuyết trình hoặc một màn trình diễn quan trọng. Chúng ta đã trải qua việc đổ mồ hôi tay, nhịp tim đập nhanh và tâm trạng lo âu khi tiến hành những sự kiện này. Có thể chúng ta cũng đã trải qua cảm giác tồi tệ khi mọi việc gặp rắc rối trong quá trình chuẩn bị một sự kiện.

Bài viết này giúp bạn giải quyết vấn đề bằng cách giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho những màn trình diễn của các sự kiện trong tương lai.

Nhận thức tư duy, suy nghĩ lí trí và kỹ thuật suy nghĩ tích cực mà chúng ta xem xét sau đây có lẽ đủ để giúp bạn kiểm soát nỗi sợ, sự lo lắng và những suy nghĩ tiêu cực gia tăng trong một cuộc thuyết trình nhỏ.

Đối với những sự kiện lớn hơn, thật đáng để chuẩn bị một Kế hoạch trình diễn. Đây là một kế hoạch tiền chuẩn bị nhằm giúp bạn giải quyết bất kỳ vấn đề hoặc sự xao nhãng nào xảy ra một cách hiệu quả, và trình diễn trong một trạng thái lạc quan và tập trung.

Cách sử dụng công cụ quản lý stress

Để chuẩn bị cho Kế hoạch trình diễn của bạn, hãy bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả các bước bạn cần làm từ khâu chuẩn bị cho tới khi kết thúc.

Hãy chuẩn bị trước một khoảng thời gian đù để sắp xếp bất kỳ vấn đề nào về trang thiết bị. Liệt kê tất cả những bước về thể chất và tinh thần mà bạn cần làm:

·        Chuẩn bị và kiểm tra trang thiết bị, sửa chữa hoặc thay thế những cái không hoạt động được;

·        Sắp đặt phạm vi chuyển động;

·        Sắp xếp trang thiết bị và hành lí của bạn;

·        Di chuyển tới nơi trình diễn của bạn;

·        Thiết lập trang thiết bị;

·        Đợi và chuẩn bị cho màn trình diễn;

·        Thực hiện màn trình diễn.

Tiếp theo, làm tiếp những bước sau. Hãy nghĩ xem:

·        Những thứ có khả năng trục trặc ở mỗi bước chuẩn bị thiết bị và sự sắp đặt.

·        Những sự xao nhãng và suy nghĩ bi quan có thể làm giảm sự tự tin của bạn hoặc làm cho bạn ngưng tâm trạng lạc quan và tập trung vào lúc bắt đầu và trong suốt màn trình diễn.

Làm việc với tất cả những thứ có thể bị trục trặc. Xem xét khả năng xảy ra của những vấn đề đó. Nhiều thứ bạn đã liệt kê có thể hoàn toàn không xảy ra. Khi thích hợp, hãy gạch bỏ và phớt lờ những thứ này ra khỏi kế hoạch của bạn.

Xem xét mỗi sự kiện còn lại. Chúng sẽ rơi vào ba loại:

1.      Những điều bạn có thể giảm thiểu với sự chuẩn bị thích hợp, bao gồm: đưa ra những sắp xếp dự phòng và chuẩn bị những thiết bị thay thế hoặc dự phòng thích hợp;

2.      Những điều bạn có thể kiểm soát bằng cách tránh những rủi ro không cần thiết; và

3.      Những điều bạn có thể kiểm soát với công việc tiền chuẩn bị hoặc kỹ thuật quản lí stress thích hợp.

Ví dụ:

Nếu bạn đang phụ thuộc vào máy chiếu để thực hiện bài thuyết trình, bạn có thể sắp xếp một máy chiếu dự phòng, mua một bóng đèn thay thế hoặc in bài thuyết trình ra trong trường hợp mọi giải pháp trên không thực hiện được. Bạn có thể nghỉ sớm hơn cần thiết để dự phòng thời gian cho sự chậm trễ trong di chuyển. Bạn cũng có thể suy nghĩ những giải pháp thay thế thích hợp nếu chuyến bay bị hủy. Nếu bạn bị buộc phải chờ đợi sự kiện của bạn trong một nơi không thoải mái hoặc không phù hợp, hãy chuẩn bị những cách thư giãn mà bạn có thể sử dụng để giữ một tâm trạng bình tĩnh và lạc quan. Nghiên cứu tất cả thông tin bạn cần để đưa ra những hành động thích hợp một cách nhanh chóng và bảo đảm rằng bạn luôn có sẵn những sáng kiến thích hợp.

Cũng vậy, hãy chuẩn bị tư tưởng tích cực dùng để đối phó với những nỗi sợ và những ý nghĩ tiêu cực trước và trong khi sự kiện diễn ra. Dùng những kỹ năng đề phòng stress để bảo đảm rằng bạn đã chuẩn bị để quản lý stress một cách thích hợp. Sau đó sử dụng nhận thức tư duy, suy nghĩ có lý trí và kĩ năng suy nghĩ tích cực để chuẩn bị tư tưởng lạc quan nhằm bảo vệ và xây dựng sự tự tin của bạn.

15 phút thấy, viết kế hoạch của bạn ra giấy theo một kiểu dễ đọc và dễ tham khảo. Mang nó theo khi bạn chuẩn bị hoặc tiến hành màn trình diễn. Hãy tham khảo nó bất cứ khi nào bạn cần trong thời gian chuẩn bị và trong khi sự kiện diễn ra.

Tổng kết

Kế hoạch trình diễn giúp bạn chuẩn bị cho một màn trình diễn quan trọng. Nó kết hợp việc kế hoạch cho những sự kiện thực tế với sự chuẩn bị về mặt tinh thần để giúp bạn chuẩn bị cho những tình huống và sự kiện có thể xảy ra trong thực tế.

Nó mang lại cho bạn sự tự tin từ việc chuẩn bị tốt cho một sự kiện khi nó hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế. Nó cũng giúp bạn tránh những stress không thoải mái do sự chuẩn bị kém cỏi, có nghĩa là bạn có thể tiến hành màn trình diễn trong một tâm trạng thoải mái, lạc quan và tập trung cho dù bất kỳ vấn đề hay sự cố gì xảy ra.

Bài “Quản lý stress trình diễn” giải thích cách chuẩn bị cho một sự kiện, cách quản lý suy nghĩ tiêu cực và cách rút ra những bài học từ kinh nghiệm trải qua stress của bạn. Cũng như vậy, nó chỉ ra cho bạn cách sử dụng những kỹ thuật quản lí adrenaline hữu ích để kiểm soát sự lo lắng mà bạn sẽ chắc chắn cảm thấy trước màn trình diễn.

Bài viết tiếp theo trong chuyên mục quản lý stress sẽ giải thích cách sử dụng hình dung, một kỹ thuật thư giãn tinh thần hiệu quả.

Cảnh báo: Stress có thể gây ra những vấn đề rất tệ hại về sức khỏe và trong những trường hợp nặng, có thể gây tử vong. Mặc dù những kĩ năng quản lý stress này đã cho thấy những tác động tích cực trong việc giảm thiểu sự căng thẳng, chúng cũng chỉ có tác dụng hướng dẫn, và người đọc nên xin lời khuyên của những chuyên gia sức khỏe được chứng nhận một cách phù hợp nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bệnh tật gây ra do stress hoặc có cảm giác bất hạnh kéo dài và nghiêm trọng. Người đọc cũng nên tham khảo chuyên gia sức khỏe trước khi có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong chế độ ăn kiêng và tập luyện.

15 phút sưu tầm và biên tập

Comments

comments

Leave a Reply

error: Content is protected !!