Bạn suy nghĩ tích cực hay tiêu cực?

Học hỏi – thay đổi – cách bạn suy nghĩ

“Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ

Họ sẽ hành động theo những gì họ nghĩ”

Mahatma Gandhi

“Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nếu bạn suy nghĩ một cách lạc quan”

Zig Ziglar – Phát triển nhân cách guru

Đó là hai câu nói có sức mạnh. Chúng kết hợp với nhau và cho chúng ta hiểu rằng: nếu chúng ta suy nghĩ tích cực, chúng ta sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp. Ngược lại, lối suy nghĩ tiêu cực sẽ mang lại những kết quả không như chúng ta mong đợi.

Những suy nghĩ tích cực và tiêu cực có thể trở thành lời dự đoán trước: thường thì những gì chúng ta mong đợi sẽ trở thành hiện thực.

Nếu bạn bắt đầu cho rằng mình sẽ  gặp lộn xộn vì một nhiệm vụ nào đó, có khả năng bạn sẽ: không thật sự cố gắng để đạt được thành công, không được mọi người ủng hộ và không nhận thức được thế nào gọi là đủ tốt.

Mặt khác, tư duy tích cực thường liên quan đến những hành động tích cực. Bạn có hy vọng lẫn niềm tin vào bản thân và người khác, bạn làm việc chăm chỉ để cải thiện mình, điều này chính là sự lạc quan của bạn. Khi bạn tán dương những người khác thì họ cũng sẽ sẵn lòng để giúp bạn. Điều này làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn.

Những người lạc quan sẽ vui vẻ, khỏe mạnh hơn, họ sẽ gặt hái nhiều thành công hơn so với những người có lối suy nghĩ tiêu cực. Điểm khác nhau cốt yếu giữa họ là cách suy nghĩ của họ về những việc xảy ra trong cuộc sống.

Vì thế, bạn nghĩ thế nào về những thành công và thất bại của mình? Bạn có một mô hình dự đoán suy nghĩ chưa? Hãy xem tiếp nhé.

Bạn suy nghĩ tích cực hay bi quan?

Hãy làm bài trắc nghiệm nhỏ này để xác định lối suy nghĩ của bạn là gì nhé. Nhấp vào “tính tổng điểm” ở phía cuối bài để tính điểm.

Tổng số điểm

(Xem hướng dẫn):

Tôi có xu hướng nghĩ thế này

Câu hỏi Không Hiếm khi Thỉnh
thoảng
Thường Rất thường
1 Khi sếp bảo rằng muốn nói chuyện với tôi, theo bản năng, tôi cho rằng sếp muốn bàn đến một trục trặc nào đó, hoặc muốn phê trách tôi
2 Khi tôi trải qua khoảng thời gian khó khăn trong công việc/ gia đình, tôi cảm thấy mọi thứ xung quanh thật u ám.
3 Khi thất bại, tôi cho rằng mọi rắc rối sẽ cứ tiếp tục kéo dài. “Khi kinh phí không được phê duyệt, tôi nghĩ rằng họ ghét dự án này. Tất cả công việc sẽ chẳng đi đến đâu”
4 Khi là thành viên trong môt nhóm hoạt động thiếu năng suất, tôi cho rằng điều đó chỉ là tạm thời và có hướng giải quyết. ví dụ:”chúng ta làm việc không tốt, nếu chịu sửa đổi, mọi việc sẽ khá hơn đấy!”
5 Mặc dù rất muốn nhưng khi không được chọn vào một dự án. Tôi nghĩ rằng lý do bởi vì tôi không đáp ứng được những kỹ năng chuyên môn mà họ yêu cầu, chứ không phải vì tôi không có tay nghề.
6 Khi một điều gì đó xảy ra trái với mong muốn của tôi. Tôi có xu hướng cho rằng vì sao tôi xui thế. Ví dụ: “trợ lý của tôi không gửi cho tôi lá thư mà cô gửi cho sếp. Những trợ lý hành chính muốn chứng minh họ thông minh hơn so với quản lý của mình”
7 Khi tôi hoàn thành rất tốt công việc được giao, tôi tin rằng đó là vì tôi thông minh và có tài, chứ không cho rằng tôi giỏi về một lĩnh vực cụ thể nào đó
8 Khi nhận giải thưởng hoặc sự công nhận nào đó, tôi có khuynh hướng tin vào may mắn hoặc rủi ro hơn là khả năng làm việc của mình,ví dụ: “họ đề cử tôi làm người phát ngôn chính cho hội nghị vào năm sau, tôi đoán chắc là do những người khác đều bận cả rồi”.
9 Mỗi khi nghĩ ra một sáng kiến nào đó, tôi ngạc nhiên vì thấy mình thật sáng tạo. Nhưng tôi nghĩ đó là do may mắn và nói với bản thân không được quen với cảm giác như thế.
10 Trong sở làm, khi có việc gì không tốt xảy ra, tôi cho rằng chúng là lỗi chung của tất cả mọi người, chứ không phải đổ lỗi vì tôi kém cỏi.
11 Sau khi nhận được một giải thưởng/sự công nhận/bảng hợp đồng, tôi tin rằng đó là vì tôi giỏi.Ví dụ: “chúng ta giành được hợp đồng lớn từ tay của những đối thủ nặng ký. Đơn giản là vì chúng ta giỏi hơn họ”
12 Vai trò là một người lãnh đạo, khi nhóm của tôi hoàn thành xong một dự án, tôi cho rằng thành công là do sự cần cù và cống hiến của tất cả các thành viên trong nhóm, chứ không phải vì tôi là một trưởng nhóm tài ba.
13 Khi tôi đưa ra một quyết định thành công, đó là vì tôi thông thạo về lĩnh vực đó và có khả năng phân tích chính xác, chứ không phải vì tôi là một chuyên gia giỏi về việc lập quyết định.
14 Khi đạt được mục tiêu cá nhân dài hạn, tôi chúc mừng bản thân mình và nghĩ về những phương pháp mà tôi đã dùng để đạt đến thành công.
Điểm của bạn:

Bảng kết quả:

Điểm Lời chú giải
14-71 Yikes! Lúc nào bạn cũng trong tâm trạng u ám phải không? Bạn cho rằng mọi việc xảy ra là do lỗi của mình và có khuynh hướng mất kiểm soát trong nhiều tình huống. Bước đầu tiên, hãy làm bài trắc nghiệm này để tìm lại sự lạc quan bạn nhé. Nào, bạn nên bắt tay vào việc tìm hiểu kỹ phần còn lại của bài viết này, và thực hành chúng mỗi ngày.
32-50 Bạn cố tỏ ra vẻ lạc quan, tuy nhiên trong vài tình huống đòi hỏi cần phải lạc quan hơn thế. Nhận biết những hành vi do suy nghĩ tiêu cực gây ra và sử dụng các bài tập của tư duy lý trí để trở nên lạc quan hơn bạn nhé. Hãy áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây để đánh đuổi lối suy nghĩ bi quan đi!
51-70 Tuyệt lắm! Bạn hoàn toàn lạc quan và yêu đời. Đối với bạn, những thất bại không thể hủy hoại toàn bộ cuộc sống của bạn. Nếu thậm chí bạn đang trải qua những suy nghĩ bi quan, thế thì hãy làm một việc gì đó để đánh đuổi chúng ngay nhé.

Chuyển biến tình thế

Bước đầu tiên trong việc biến đổi lối tư duy tiêu cực thành tích cực đòi hỏi bạn phải nhận thức được chúng. Nhiều người trong chúng ta có thói quen xấu, đó là chúng ta suy nghĩ rất bi quan nhưng lại không hề nhận ra điều đó.

Hãy xem xét ví dụ sau: Một người đàn ông trên tàu điện ngầm đang kênh kiệu và lên mặt hướng thẳng về phía bạn. Khi nhân viên tiếp tân không chào đón bạn, bạn ắt hẳn sẽ làm điều gì đó thể hiện sự tức giận của mình đối với cô ấy. Một lần nữa, bạn đi thẳng đến máy pha café, bởi vì hôm nay là sáng thứ hai, và bạn tin rằng mình sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề rắc rối cho đến tận giờ ăn trưa đây. Cuối cùng, bạn trở về bàn của mình, và thấy người trợ lý đang chờ bạn. Thế là bạn nghĩ “oh không”, “anh ta đang làm gì thế này? Vấn đề đầu tiên trong ngày đây!”

Sau khi đọc xong ví dụ trên, nếu cảm thấy không vui, hãy hình dung rằng: sẽ như thế nào nếu mọi thứ tiêu cực đều vây lấy bạn. Sau đó hãy tự hỏi bản thân, liệu đây có phải là lối sống mà bạn mong muốn?

Tiến sĩ Martin Seligman, một nhà tâm lý học tài ba nhất ở Mỹ, đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng về các khuôn mẫu suy nghĩ. Trong đó, ông nhìn thấy tác động của cái nhìn lạc quan so với cái nhìn bi quan lên cuộc sống và sự thành công.

Seligman phát biểu rằng: chúng ta giải thích những sự việc này bằng cách sử dụng ba thước đo căn bản: sự thường trực, phổ biến rộng rãi và sự cá nhân hóa, đối với những người lạc quan, họ ở một đầu của thước đo, và những người bi quan, ở đầu còn lại. Hãy xem tiếp phần bên dưới.

Sự thường trực (câu hỏi 3, 4, 9, 11)

Mức điểm sẽ cho thấy bạn nghĩ gì về những điều mình đã trải qua là tạm thời hay lâu dài. Số điểm thấp cho thấy bạn nghĩ rằng những gì tồi tệ sẽ kéo dài mãi mãi. Số điểm cao tiết lộ bạn có thể lâý lại niềm tin và sự lạc quan một cách nhanh chóng.

Bi quan:Tôi bị mất việc và tôi sẽ chẳng thể nào tìm được một công việc tốt như thế nữa. Không bao giờ!

Lạc quan:Tôi bị mất việc rồi. Nhưng cám ơn trời vì nhờ thế mà tôi có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm khác tốt hơn!

Sự thâm nhập (câu hỏi 2,5,6,7 và 13)

Điểm số cho thấy bạn tin rằng hiệu quả là do những yếu tố tình huống gây ra, chứ không phải do nhiều yếu tố trái ngược trong công việc. Điểm thấp cho thấy bạn có khuynh hướng nghĩ rằng một khi gặp một vấn đề nào đó thì những lần sau bạn cũng sẽ gặp những rắc rối tương tự như thế.

Bi quan: Tôi bị mất việc. Tất cả các công ty đều như nhau, cái họ quan tâm chỉ là tiền. Tôi không hiểu vì sao tôi lại nổ lực cống hiến cho họ.

Lạc quan:Tôi bị mất việc rồi. Tệ thật, công ty của chúng tôi phải thay đổi để giữ thế cạnh tranh. Nhưng cảm ơn, nhờ thế mà tôi học được những kỹ năng chuyển nhượng tuyệt vời!

Cá nhân hóa (câu hỏi 1, 8, 10, 12 và 14)

Số điểm cho thấy bạn tin rằng: những sự việc xảy ra một phần nguyên nhân là do bạn, chứ không phải do yếu tố ngoại cảnh tác động. Điểm thấp chỉ ra rằng: bạn có khuynh hướng tự trách bản thân khi gặp thất bại, hơn là đỗ lỗi cho những yếu tố khác.

Bi quan: Tôi bị mất việc. Nếu tôi là một nhân viên tốt thì họ đã tìm công việc mới cho tôi rồi.

Lạc quan: Tôi bị mất việc. Tôi đã cố gắng nhưng chỉ vì những chuyên môn của tôi không phù hợp với yêu cầu của họ.

Chấn chỉnh tư duy

Những câu trả lời của bạn cho thấy bạn là mẫu người suy nghĩ tích cực hay tiêu cực. Chúng giúp bạn nhận thức rõ hơn về lối suy nghĩ của mình – và những tác động mà chúng mang lại trong cuộc sống của bạn.

Khi nhận thức được những gì mình nghĩ, bạn có thể bắt đầu áp dụng các tình huống lạc quan được rồi đấy, hãy chỉnh đốn lại lối suy nghĩ bi quan, bạn nhé.  Bất kể trong tình huống nào, mục tiêu của bạn là phải suy nghĩ một cách tích cực, hãy nghĩ đến những cơ hội mới thay vì cứ khư khư đau khổ với các trở ngại trước mắt.

Thế thì, trong ví dụ chúng tôi đưa ra, có hợp lý không nếu ngay lập tức bạn nghĩ rằng: chắc người tiếp tân mất trí nên mới không chào đón bạn? Có thể lúc bạn đi ngang qua, cô ấy không chú ý hoặc đang bận việc gì đó? Bạn có chào cô ấy không? Cũng có thể cô cảm thấy không khỏe, hoặc đang buồn về điều gì đó. 15 phút thấy, thay vì cứ khăng khăng cho rằng cô ây đã xử sự không đúng, hãy đưa ra những lý do hợp lý để giải thích cho hành vi của cô tiếp viên như trên nhé.

Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi về Tư duy tích cực và lý trí để giúp bạn suy nghĩ một cách tích cực. Đây là một bài viết cần cho mọi người – ngay cả với những người lạc quan, bởi chúng giải thích lý do vì sao lối suy nghĩ tích cực lại đóng một vai trò quan trọng, và phương pháp làm thế nào để loại bỏ lối suy nghĩ tiêu cực.

Cứ giữ mãi nhưng suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến những căn bệnh về thần kinh, trong đó có sự tuyệt vọng. Trong khi những phương pháp quản lý stress được giới thiệu cốt để đạt hiệu quả khách quan trong việc giảm sự căng thẳng, nhưng chúng chỉ dành để hướng dẫn, nếu đọc giả có bất kì lo ngại gì về những vấn đề bênh tật liên quan đến stress, hoặc stress gây ra những bất hạnh kéo dài, hãy gặp các chuyên gia y tế để xin lời khuyên

15 phút sưu tầm và biên tập.

Comments

comments

5 thoughts on “Bạn suy nghĩ tích cực hay tiêu cực?

Leave a Reply

error: Content is protected !!