Sống chung với tình trạng công việc bấp bênh

Đối phó với sự không chắc chắn

Bạn biết rất nhiều người chỉ làm một vài hay thậm chí chỉ một công việc suốt cả đời. Nếu không phải đang làm việc cho một cơ quan chính phủ, có khả năng họ đã hơn 50 tuổi, trưởng thành vào thời gian mà lòng trung thành và sự chăm chỉ giúp họ có được một sự nghiệp ổn định và trợ cấp thoải mái. Họ có thể đã trải qua 20 hoặc 30 năm chỉ làm việc ở một công ty, chưa bao giờ nghỉ việc để đi tìm một bến đỗ tốt hơn, và không bao giờ có lý do lo sợ bị sa thải.

Những giờ đây, thời thế đã đổi khác. Cùng với toàn cầu hóa, gia công, hợp đồng, thu hẹp, suy thoái và thậm chí là thảm họa tự nhiên, “công việc an toàn” có vẻ đã là một khái niệm thuộc về quá khứ. Người lao động trong vòng mấy năm gần đây có thể đã thử 10 công việc khác nhau trước khi nghỉ hưu và đối mặt với công việc bấp bênh. Vậy làm sao để đối mặt với sự thật đó và giữ được thăng bằng?

Vì vậy, làm thế nào để đối phó với công việc bấp bênh này?

Trước tiên bạn phải học cách xử lý áp lực tâm lý, căng thẳng và nhận thức được rằng không phải tất cả mọi người đều phản ứng với công việc bấp bênh theo cùng một cách. Cuộc sống gia đình, khả năng sẵn sàng thích ứng với thay đổi và tình hình tài chính của bạn hoàn toàn khác biệt so với các đồng nghiệp. Do đó đừng mong đợi họ sẽ phản ứng và cảm nhận như mình: họ có cách quản lý căng thẳng theo cách riêng của họ.

Tiếp theo, phải chuẩn bị trước. Dù không biết trước về tương lại nhưng nếu có chuẩn bị thì bạn sẽ ít lo lắng hơn vì biết mình đã làm hết sức có thể.

Đây là những việc bạn cần phải làm ngay bây giờ để đối phó với cảm giác thiếu an toàn trong công việc.

Đối phó với căng thẳng

Liên tục bất an có thể gây cho bạn căng thẳng nặng nề. Một số nghiên cứu cho rằng sống chung với cảm giác thiếu an toàn trong công việc có thể sẽ gây mệt mỏi hơn cả khi thật sự mất việc. Do đó, cần giữ thái độ tích cực để làm nên sự khác biệt!

Nếu bạn bị ám ảnh vì sự nghiệp, hãy thử một số gợi ý sau:

• Hãy nhớ câu nói “Khi cánh cửa này đóng lại thì  một cửa khác sẽ mở ra.” Sống thiếu chắc chắn rất khó chịu nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nỗi sợ đó khi nhìn thẳng vào vấn đề và xem đó như một cuộc phiêu lưu và cơ hội để làm điều gì đó mới.

• Nếu bạn là một nhân viên tốt có khả năng tiếp thị, bạn không cần phải lo bị các nhà tuyển dụng tiềm năng khác bỏ qua một khi bị sa thải. Đây là lý do tại rất quan trọng để luôn trau dồi kỹ năng của mình.

• Trong thị trường việc làm ngày nay, các kỹ năng chuyên môn luôn thay đổi nhanh chóng, do đó bạn cần phát triển thêm các kỹ năng mềm. Nếu bạn bị sa thải vì công ty không cần “kỹ năng chuyên  môn” của bạn, hãy suy nghĩ thoáng hơn. Bạn còn có thể làm gì và làm sao chứng minh rằng mình có thể tìm một công việc mới? Hãy xem lại khả năng thích ứng, kỹ năng tổ chức (quản lý thời gian, quản lý đội nhóm, và khả năng lãnh đạo) và kỹ năng giao tiếp của bạn. Để biết thêm thông tin, đọc “Chọn nghề thông minh” của Barbara Moses và sử dụng trang web này để xây dựng các kỹ năng nghề nghiệp.

• Căng thẳng là cảm giác không kiểm soát được tình hình nhưng phải nhớ bạn luôn luôn có quyền kiểm soát. Đó là cuộc sống của bạn và bạn hoàn toàn có quyền thay đổi nó. Nếu bạn sợ bi “cắt giảm” biên chế, hãy kiểm soát tình hình và hành động bằng cách xin chuyển tới bộ phận khác trong công ty hoặc chi nhánh khác. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm hiểu về các phòng ban khác và tìm hiểu xem kỹ năng của mình có thể giúp mình làm được điều gì đó hoàn toàn khác biệt trong tổ chức không. Hãy chủ động thay vì chỉ phản ứng lại vấn đề.

• Nếu bạn là thành viên của nhóm (hoặc đang là nhóm trưởng), hãy cho phép mọi người được nói lên nỗi lo sợ của họ. Trong quá trình đó, phải kiếm soát đừng để nỗi sợ bao trùm lên nhóm nếu không sẽ tạo ra hậu quả tiêu cực và tổn thương tinh thần của mọi người. Vì vậy, bạn nên có một cuộc thảo luận mở nhưng tập trung vào những gì có thể làm để di chuyển về phía trước và đối phó với tình huống.

Chứng minh giá trị của bạn

Giả sử bạn là chủ và buộc phải loại bỏ một vị trí, ai là người bạn sẽ sa thải: người luôn rời sở làm lúc 05:01 mỗi ngày và luôn phàn nàn về tất cả mọi việc hay một người sẵn sàng làm thêm và luôn luôn thể hiện thái độ tích cực?

Nếu bạn phải đối mặt với sự bấp bênh trong nghề, bạn phải luôn tâm niệm về việc đóng góp giá trị cho công ty. Bạn sẽ phải làm nhiều hơn mức ” tối thiểu” nếu muốn giữ lại công việc của mình.

Hãy sẵn sàng ở lại muộn để hoàn thành một dự án hoặc trợ giúp một thành viên khác của nhóm đang bị tụt hậu. Làm mọi việc để chứng tỏ rằng bạn yêu công việc này và sẽ làm hết sức để  giúp công ty thành công. Đây là cam kết giúp bạn vượt lên các đối thủ cạnh tranh trong công ty.

Luôn cập nhật

Luôn cập nhật kỹ năng cần thiết, các xu hướng mới nhất và thành tựu mới nhất trong ngành nếu bạn muốn đóng góp giá trị cho công ty. Theo học các lớp học thêm và đọc các ấn phẩm thương mại để luôn theo kịp xu thế của thời đại.

Ngoài ra, hãy tham gia các lớp học mang lại lợi ích cho công việc của bạn trong công ty và phát triển các kỹ năng như quản lý thời gian hiệu quả, kỹ thuật lãnh đạo, và tổ chức văn phòng để giúp ích cho bản thân dù đang làm công việc gì.

“Khoe khoang” về bản thân

Nhiều người không thích kể lể về thành tích của mình vì không muốn trở nên quá khoe khoang. Nhưng nếu bạn không nói, cấp trên sẽ không thể biết bạn đã làm việc tuyệt vời như thế nào và bạn có khả năng làm gì.

Khi nói về thành tích của mình, bạn có thể giúp sếp để ý tới giá trị của bạn.

Luôn cập nhật hồ sơ xin việc

Những người thông minh luôn làm vậy chứ không riêng gì những người đang tích cực tìm việc làm (hoặc sẽ sớm tìm việc làm).

Khi hồ sơ xin việc đã sẵn sàng, bạn có thể nộp đơn cho bất kì vị trí nào thậm chí ngay tại công ty đang làm việc. Bạn sẽ không phải vội vàng thay đổi (kèm theo quá nhiều nguy cơ) và chắc chắn đã thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Nếu bạn chờ đợi cho đến phút cuối cùng mới cập nhật hồ sơ, bạn có thể quên được một vài thành tựu quan trọng có khả năng ảnh hưởng lớn tới việc có nhận được việc mới hay không.

Tiết kiệm tiền

Khi bị mất việc, bạn sẽ đau đầu không biết làm sao chi trả hóa đơn và có thể sẽ chấp nhận ngay công việc đầu tiên nhận được ngay cả khi cảm thấy không phù hợp.

15 phút thấy nên tiết kiệm ít nhất 3-6 tháng chi phí sinh hoạt để có thời gian tìm ra cơ hội tốt nhất khi bị thất nghiệp và tìm kiếm cơ hội xa hơn khi nghề nghiệp hiện tại đang bị teo tóp lại. Hành động này sẽ giúp bạn biến một tình huống xấu thành cơ hội để đánh giá lại sự nghiệp và đặt mình vào một con đường mới thú vị.

Điểm cốt lõi:

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, sống chung với công việc bấp bênh trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng gây căng thẳng và tiêu cực.

Chuẩn bị cho mọi sự thay đổi là một cách tuyệt vời để kiểm soát tình hình tốt hơn. Bạn cũng nên chủ động để cho công ty biết mình đang làm việc rất tốt và chịu khó đầu tư thời gian nâng cấp các kỹ năng hiện tại. Và nhớ tiết kiệm tiền để không phải lo lắng về tài chính một khi bạn bị mất việc.

Nếu bạn bị sa thải, hãy nhớ rằng thế giới vẫn còn rất nhiều cơ hội. Thay đổi suy nghĩ có thể giúp bạn đi một đoạn đường dài hơn. Nhìn vào sự thay đổi này như một cuộc phiêu lưu và là cơ hội để thử cái mới. Tập trung vào những điều tích cực và đừng nghi nhờ. Hãy nhớ rằng, cuộc sống là do bạn tự tạo nên.

15 phút sưu tầm và biên tập

Comments

comments

Leave a Reply

error: Content is protected !!