Tam giác hùng biện là gì? sử dụng thế nào?

Hãy viết sao cho thật đáng tin, hấp dẫn và hợp lý.


Có khi nào tim bạn dường như ngừng đập một hồi lúc bạn được yêu cầu chuẩn bị một tài liệu bằng văn bản hoặc thuyết trình trước khán giả? Nếu có, không phải chỉ mình bạn mới như vậy đâu! Có rất nhiều người phải đánh vật với việc viết ra các ý tưởng và suy nghĩ của mình lên giấy và đưa ra một thông điệp chủ đạo nào đó. Đó là một kỹ năng phải được học và thực hành. Và đặc biệt, trừ khi bạn được học ở trường, kỹ năng viết của bạn sẽ dần cùn đi.

Tuy nhiên, với sự gia tăng của việc sử dụng email và làm việc từ xa, các cách giao tiếp thuyết phục và sáng sủa ngày càng trở nên quan trọng hơn. Xu hướng này không còn là giao tiếp trực tiếp nữa vì ngày nay mọi người làm việc với nhau không nhất thiết phải gặp mặt nhau.

Có lẽ vấn đề lớn nhất với phương cách giao tiếp này là khi bạn viết, bạn thường không có cơ hội lần nữa để diễn đạt lại. Bạn đã đưa thông tin đi rồi, và nếu không thực sự tiếp cận được người đọc, bạn sẽ khó mà lấy lại lòng tin của họ. Đây là lý do tại sao bạn phải chọn từ ngữ thật cẩn thận, trình bày quan điểm của mình theo phong cách, phong thái và trình tự phù hợp nhất với thông điệp bạn cần truyền tải.

Tam giác hùng biện là một cách hữu hiệu để xây dựng tư duy và trình bày quan điểm của bạn. Ở bài viết này, 15phut.vn sẽ cùng bạn xem xét cách bạn có thể sử dụng nó để nâng cao kỹ năng viết.

Tìm hiểu về công cụ: Thuật hùng biện

Hùng biện là nghệ thuật cổ xưa của việc sử dụng ngôn ngữ để thuyết phục người khác. Nếu bạn sử dụng hiệu quả, khán giả sẽ dễ dàng hiểu những gì bạn đang nói và sẽ bị ảnh hưởng từ thông điệp của bạn.

Bằng cách dành thời gian để hiểu được tranh biện được xây dựng và trình bày như thế nào, bạn có thể cải thiện đáng kể cách viết của mình, và làm cho quan điểm của bạn thêm rõ ràng, hiệu quả.

Thuật ngữ “hùng biện” trong ngôn ngữ hiện đại được dùng để chỉ các cuộc tranh luận được thiết kế để che khuất sự thật. Do đó, thuật ngữ này thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực (“Bọn chính trị gia toàn nói khoác”) Nhưng ở đây chúng ta không dùng ý nghĩa đó khi nói về Tam giác hùng biện.

Áp dụng các nguyên tắc của hùng biện giúp bạn tạo ra một cuộc tranh luận khiến sự thật trở nên hiển minh hơn đối với khác giả. Đề cập đến Tam giác hùng biện, chúng ta tập trung vào ba vấn đề có ảnh hưởng nhất đến một cuộc tranh luận:

  • Người viết
  • Khán giả
  • Bối cảnh

Ba yếu tố tạo nên các điểm của Tam giác hùng biện:

Người viết, khán giả, bối cảnh

Tam giác hùng biện
Tam giác hùng biện

Theo đó, ba yếu tố này sẽ xác định tính thuyết phục của một cuộc tranh luận. Bài viết của bạn – và bất kỳ hình thức giao tiếp nào khác – cần phải được cân nhắc cả ba yếu tố này.

Người viết

Dù khán giả có nhận ra hay không, thì họ vẫn luôn muốn biết động cơ cho việc giao tiếp của bạn là gì. Nếu bạn không làm rõ vì sao bạn đang trình bày thông tin trước mặt họ, một số người sẽ cho rằng bạn không hoàn toàn thẳng thắn, hoặc bạn đang che giấu một điều gì đó. Khán giả có thể tự hỏi:

  • Bạn đang cung cấp thông tin?
  • Bạn đang cố gắng giáo dục ai đó?
  • Bạn đang kêu gọi hành động?
  • Bạn cố gắng thuyết phục người khác thay đổi quan điểm, niềm tin cố hữu?
  • Bạn trình bày ý tưởng để giải quyết vấn đề hay để phân tích? Hay
  • Bạn chỉ đang giải trí?

Ethos” chính là cách mà trong đó bản sắc của người viết (hoặc người nói) ảnh hưởng đến cuộc tranh luận. Khán giả luôn muốn biết họ đang đối diện với ai . Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn làm rõ:

  • Bạn là ai
  • Tại sao bạn có đủ tư cách để đề cập đến vấn đề này
  • Thẩm quyền của bạn do đâu mà có

Khán giả cũng sẽ cố gắng tìm ra động cơ của bạn, và tìm ra bạn tin, đánh giá, hay nhận định những gì. Thông tin này giúp họ xác định mức đáng tin của bạn và rút ra liệu bạn có đang chân thành hay không.

Khán giả

Khi bạn giao tiếp, bằng văn bản hay lời nói, bạn cần phải hiểu đối tượng của bạn. Biết được bạn đang nói với ai sẽ giúp bạn tránh sử dụng thuật ngữ kỹ thuật công nghệ khi nói chuyện với giáo dân, hoặc làm cho nội dung bị “lệch pha” nếu thông tin của bạn chỉ dành cho các chuyên gia. Bạn cần cân nhắc những thứ sau:

  • Khán giả đang mong đợi gì?
  • Họ sẽ sử dụng thông tin bạn cung cấp ra sao?
  • Khán giả hy vọng sẽ nhớ gì sau khi đọc / nghe?
  • Tại sao ban đầu bạn phải giao tiếp với những người này?

Phần này của tam giác có liên quan đến việc thu hút cảm xúc của khán giả, gọi là pathos. Khán giả phải xúc động trước những gì bạn nói. Hãy tự hỏi:

  • Bạn muốn khơi gợi cảm xúc nào trong khán giả? Sợ hãi, tin tưởng, trung thành…?
  • Bạn đã chia sẻ các giá trị bạn muốn chỉ ra cho họ chưa?
  • Làm sao để niềm tin của khán giả phù hợp với thông điệp của bạn?

Kết nối với khán giả thông qua việc khơi gợi rung cảm đến khán giả là một phương tiện hỗ trợ mạnh mẽ cho giao tiếp.

Bối cảnh

Cuối cùng, khán giả đã hiểu được nội dung và hoàn cảnh giao tiếp của bạn.

  • Đã có những sự kiện gì trước khi bạn trao đổi với khán giả?
  • Có những loại tranh luận nào được dùng?
  • Họ tranh luận có logic và thấu đáo không?
  • Họ trình bày thế nào?
  • Tài liệu hoặc bài nói đã được đưa ra ở đâu?
  • Cách giao tiếp này liệu có cần thiết không?

Ở đây chúng ta nhấn mạnh vào tính logic và lý trí, còn gọi là logos (phát âm log-oss). Khán giả cần theo được những gì bạn đang nói và chúng phải đáng tin cậy. Hãy tự hỏi:

  • Tôi đã trình bày một cuộc tranh luận logic và kỹ lưỡng chưa?
  • Làm thế nào để có các ý hỗ trợ cho lời khẳng định của tôi?
  • Tôi có bằng chứng gì?
  • Phản biện là gì?

Ba điểm trên Tam giác hùng biện liên quan trực tiếp đến ba vấn đề xưa nay mà bạn nên xem xét khi giao tiếp.

Ethos – Xây dựng lòng tin bằng cách xác lập uy tín và quyền hạn của bạn (Người viết)

Pathos – Khơi gợi cảm xúc của khán giả bằng cách kết nối với họ qua các giá trị và mối quan tâm của họ (Khán giả)

Logos – Phải thông minh với những ý tưởng tranh luận thật rõ ràng và có hệ thống.

Để có đầy đủ hiệu quả và sức thuyết phục, phần giao tiếp của bạn phải hội đủ ba yếu tố trên của Tam giác hùng biện. Một lập luận duy cảm tính sẽ không tồn tại được lâu. Tương tự như vậy, nếu tất cả những gì bạn làm là tuôn ra một tràng sự kiện và con số khô khan, khán giả sẽ mất hứng, và họ sẽ không cần quan tâm đến điều bạn nói nữa. Cuối cùng, bạn phải là người đáng tin cậy, nhưng nếu điều bạn nói chẳng mấy ý nghĩa, hay lập luận không chặt chẽ, bạn sẽ không được xem là đáng tin nữa.

Sử dụng Tam giác hùng biện

Khi chuẩn bị một bài viết, bài nói hoặc thuyết trình, trước tiên bạn nên xem xét ba yếu tố cần thiết để thuyết phục hiệu quả. Nếu việc truyền tải thông điệp của bạn thiếu bất kỳ điều gì của ba yếu tố đó, mức tác động đến khán giả của bạn sẽ giảm đi.

Bước 1: Xem xét kỹ uy tín của bạn có ảnh hưởng đến thông tin bạn truyền đạt không. Nếu bạn không cân nhắc điều này, khán giả có thể sẽ không bị bạn thuyết phục như mong muốn được. Hãy trả lời câu hỏi của khán giả, “nguồn tin này đáng tin không?”

– Mục đích truyền tải thông tin của bạn là gì?

  • Kêu gọi hành động?
  • Cung cấp thông tin?
  • Giáo dục?
  • Thuyết phục hoặc thay đổi một quan điểm?
  • Trình bày ý tưởng?
  • Giải trí ?

– Bạn đang đứng ở vị trí nào?

  • Nói rõ bạn là ai và đưa ra thiên kiến, niềm tin, giá trị và nhận định của mình cho phù hợp.
  • Giải thích chuyên môn của bạn.
  • Sử dụng bằng chứng từ các chuyên gia
  • Thể hiện vì sao vai trò của bạn là người dẫn dắt ở đây

Bước 2: Chú ý đến khán giả, nếu không họ sẽ có cảm giác thừa thãi và sẽ chẳng để ý đến thông điệp của bạn nữa. Hãy khơi gợi cảm xúc của họ, nhưng phải thích hợp và chân thành. Và hãy trả lời câu hỏi trong đầu khán giả “Có phải người này đang cố điều khiển tôi không?”

– Thành viên trong khán giả của tôi là ai?

  • Mong đợi của họ là gì?
  • Tại sao họ đọc / nghe điều tôi truyền đạt?
  • Họ sẽ dùng tài liệu này ra sao?
  • Tôi muốn họ tiếp thu được những gì?

– Làm thế nào để kết nối với khán giả bằng cảm xúc?

  • Tôi muốn khơi gợi những cảm xúc gì?
  • Dùng các giai thoại hay chuyện cá nhân?

Bước 3: Xem kỹ nội dung thông điệp, và phải chắc chắn bạn có lí do rõ ràng cho nó. Hãy trả lời câu hỏi “Bài trình bày này có hợp lý không?”

– Tôi sẽ trình bày thông tin thế nào?

  • Dùng loại lý luận nào?
  • Dùng cái gì để hỗ trợ quan điểm? Số liệu thống kê? Các kết quả quan sát?
  • Ngữ điệu ra sao, trịnh trọng hay thân mật?
  • Tôi cung cấp thông tin thế nào?

– Những sự kiện xung quanh bài trình bày này?

  • Tôi cần cung cấp các thông tin nền nào?
  • Tôi phải trình bày những gì để làm rõ quan điểm?
  • Có các câu hỏi phản biện nào tôi nên đưa lên và sau đó phủ định đi?
  • Liệu các phương pháp hoặc địa điểm trình bày này phù hợp với nội dung thông điệp?

Điểm cốt lõi:

Chẳng dễ dàng gì để đưa ra được một bài tranh biện thuyết phục. Áp dụng các nguyên tắc hùng biện để lập kế hoạch ban đầu này sẽ làm bài trình bày của bạn thành công hơn.

Khán giả luôn muốn biết: bạn đáng tin cậy, bạn hiểu họ, và bài tranh luận phải logic. Đây là những nền tảng của Tam giác hùng biện, và bạn phải thực hiện chúng theo thứ tự để lập luận thật hiệu quả.

Hãy cân bằng những yếu tố đó, rồi bạn sẽ đảm bảo được thông điệp sẽ được hiểu rõ và tiếp thu như mong muốn. Khi tìm hiểu cách thông điệp của bạn sẽ được tiếp thu theo Tam giác hùng biện này, bạn đang có lợi thế để giải quyết mối quan tâm của khán giả ngay cả trước khi chúng xuất hiện trong đầu họ.

15 phút sưu tầm và biên tập

Comments

comments

Leave a Reply

error: Content is protected !!